'Vua sâm ba kích' ở Tây Giang, Quảng Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở huyện miền núi Tây Giang (tỉnh Quảng Nam), già làng Bhríu Pố, người dân tộc Cơ Tu, nổi danh là người dám nghĩ, dám làm khi tiên phong phát triển mô hình trồng dược liệu, vươn lên làm giàu và giúp người dân quê hương từng bước đẩy lùi cái đói, cái nghèo.
Già làng Bh’riu Pố-người tiên phong trồng cây ba kích ở Tây Giang, Quảng Nam. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Già làng Bh’riu Pố-người tiên phong trồng cây ba kích ở Tây Giang, Quảng Nam. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Nhắc đến già làng Bhríu Pố, người dân xã Lăng, huyện Tây Giang ai cũng tự hào vì già làng của mình là người Cơ Tu đầu tiên học hết đại học, làm Chủ tịch UBND xã 2 khóa, rồi làm Bí thư Đảng uỷ xã 3 nhiệm kỳ.
Không chỉ có vậy, già làng Bhríu Pố còn nổi danh là ông “Vua sâm ba kích” vì ông là người tiên phong phát triển mô hình trồng dược liệu, vươn lên làm giàu và giúp người dân quê hương từng bước đẩy lùi đói nghèo.
Già làng Bh’riu Pố cho biết cơ duyên làm giàu từ cây dược liệu của ông bắt đầu vào năm 2003, khi Viện Dược liệu Trung ương về xã khảo sát, tìm hiểu các loại cây dược liệu quý trên địa bàn, trong đó có cây sâm ba kích. Thời điểm đó, đây là loại cây mọc rất nhiều trên rừng nhưng ít người hiểu rõ giá trị của nó.
Năm 2006, khi hiểu được giá trị kinh tế của sâm ba kích, ông nảy ra ý định phát triển loại cây này và bắt tay trồng thử. Sau 3 năm miệt mài thử nghiệm, già làng Bh’riu Pố đã bán sản phẩm đợt đầu tiên với giá 300.000 đồng/kg.
Vui mừng vì việc trồng thử nghiệm cây ba kích thành công, ông đã nhân rộng diện tích trồng loại cây này. Cứ thế, cây ba kích ngày càng được ông chú ý phát triển thêm và đến nay, vườn ba kích của ông lên tới 1,2 ha, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 2.000 gốc và số tiền thu được từ ba kích mỗi năm lên tới 120-150 triệu đồng.
Thấy việc trồng ba kích mang lại hiệu quả, người dân trong thôn, xã làm theo. Để bà con có cây trồng, già làng Bh’riu Pố dành riêng một vườn ươm giống ba kích giúp bà con trong xã mở rộng diện tích để vừa có thêm thu nhập, vừa bảo tồn được giống dược liệu quý hiếm này. 
Anh Cơlâu Thái Ngọc (ở thôn Prning, xã Lăng), người hiện có vườn cây ba kích rộng gần 5 ha cho biết, trước đây anh chỉ trồng, trông chờ vào mấy sào rẫy trồng ngô, thỉnh thoảng đi làm thuê theo mùa vụ để kiếm thêm thu nhập nên cuộc sống còn thiếu thốn, khó khăn.
Từ khi được sự giúp đỡ của già làng Bh’riu Pố, anh đã khởi nghiệp thành công từ mô hình trồng trồng ba kích. Hiện giờ, gia đình anh có thu nhập bình quân 150-180 triệu đồng/năm.
Không chỉ giúp riêng anh Cơlâu Thái Ngọc, già làng Bh’riu Pố còn thường xuyên đến từng nhà để vận động bà con phát triển kinh tế mà cụ thể là ông bày cho người dân trong thôn  cách trồng ba kích cũng như trồng thêm cây ăn quả và chăn nuôi.
Vườn trồng cây ba kích ở xã Lăng, Tây Giang, Quảng Nam. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Vườn trồng cây ba kích ở xã Lăng, Tây Giang, Quảng Nam. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Từ hiệu quả kinh tế của cây ba kích ở xã Lăng mà người khơi nguồn là già làng Bh’riu Pố, lãnh đạo huyện Tây Giang xác định đây không chỉ là cây thuốc quý mà còn là “cây xóa đói giảm nghèo” cho địa phương. Vì thế, huyện Tây Giang đã thành lập một trung tâm công nghệ sinh học để nghiên cứu, nhân rộng mô hình. 
Ông Lê Hoàng Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết già làng Bh’riu Pố là một trong những Đảng viên gương mẫu, tiên phong thực hiện chủ trương, chính sách của huyện trong phát triển kinh tế.
Ông được mệnh danh là “Vua sâm ba kích” của xã Lăng.
Theo Lưu Hương (chinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.