Trung Quốc phát hiện loại cúm lợn mới có thể gây đại dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo một nghiên cứu được công bố hôm 29/6 trên tạp chí khoa học PNAS, tạp chí chính của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, G4 có nguồn gốc từ chủng H1N1 gây ra đại dịch cúm năm 2009.

 

Theo một nghiên cứu được công bố hôm 29/6 trên tạp chí khoa học PNAS, tạp chí chính của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, G4 có nguồn gốc từ chủng H1N1 gây ra đại dịch cúm năm 2009.

"Nó sở hữu tất cả những dấu hiệu cần thiết trong việc thích ứng cao để lây nhiễm cho người", nhóm tác giả, gồm các nhà khoa học đến từ các trường đại học Trung Quốc cùng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết.


 

 Trang trại chăn nuôi lợn ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, năm 2018. Ảnh: Sun Dawu.
Trang trại chăn nuôi lợn ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, năm 2018. Ảnh: Sun Dawu.



Từ năm 2011 đến 2018, các nhà nghiên cứu đã thu thập 30.000 mẫu xét nghiệm từ lợn trong các lò mổ ở 10 tỉnh của Trung Quốc và trong một bệnh viện thú y, cho phép họ phân lập 179 virus cúm lợn.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau, bao gồm cả trên chồn sương (chồn Ferret), thường được dùng rộng rãi trong các nghiên cứu về cúm vì chúng gặp các triệu chứng tương tự như ở người, chủ yếu là sốt, ho và hắt hơi.

G4 được đánh giá có khả năng lây nhiễm cao và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn trên chồn sương so với các loại virus khác. Các xét nghiệm cũng cho thấy rằng bất cứ khả năng miễn dịch nào đạt được do tiếp xúc với cúm mùa cũng không thể đưa ra sự bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm G4.

Các nhà khoa học cho hay virus này đã lây từ động vật sang người, nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy nó có thể lây từ người sang người và đây cũng là mối quan tâm của họ.

"Điều đáng lo ngại là việc lây nhiễm virus G4 ở người sẽ giúp chúng tăng khả thích nghi ở người và tăng nguy cơ xảy ra đại dịch với loài người", các nhà nghiên cứu viết.

Nhóm tác giả nghiên cứu kêu gọi các biện pháp khẩn cấp để giám sát những người làm việc và tiếp xúc với lợn.

"Công trình nghiên cứu được đưa ra như lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng chúng ta liên tục có nguy cơ xuất hiện mầm bệnh mới và gia súc, được con người tiếp xúc nhiều hơn so với động vật hoang dã, có thể đóng vai trò là nguồn gốc của virus gây đại dịch", James Wood, trưởng khoa thú y tại Đại học Cambridge, Anh, cho biết.

Ngành nông nghiệp Trung Quốc, nơi gia cầm và lợn thường được nuôi gần nhau, từ lâu bị coi là nguyên nhân chính tạo ra những chủng virus cúm mới. Đại dịch Covid-19 cũng được cho là bắt nguồn từ một khu chợ ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã lan tới hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 10,4 triệu người nhiễm và hơn 500.000 người tử vong.

https://danviet.vn/ban-ho-tro-dn-sau-dich-covid-19nong-chuyen-vay-von-su-dung-luong-du-phong-20200630083608068.htm
 

Theo Ngọc Ánh (Vnexpress.net/AFP)
Dẫn nguồn từ Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.