Quảng Nam: Thứ rau rừng thơm mùi thuốc Bắc trồng trên rẫy, ai cũng muốn mua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ một loại cây mọc trong rừng, người dân ở huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã di thực cây rau lủi về trồng trong vườn nhà, đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân.



Rau lủi là giống rau rừng tự nhiên; thân cây có sắc tím, lá hình răng cưa, ăn giòn, ngon, vị mùi thuốc Bắc đặc trưng, cảm giác lạ miệng được người tiêu dùng ưa thích.

Ở huyện Phước Sơn, trước đây rau lủi thường mọc trong rừng và người dân trồng ở trên rẫy cách xa khu dân cư để sử dụng nhưng nay đã di thực về trồng trong vườn, một số người dân đã phát triển kinh tế nhờ vào cây rau lủi.


 

Người dân huyện Phước Sơn (Quảng Nam) di thực rau lủi về trồng trong vườn nhà. Ảnh: HOÀI AN
Người dân huyện Phước Sơn (Quảng Nam) di thực rau lủi về trồng trong vườn nhà. Ảnh: HOÀI AN



Tháng 8.2019, ông Dương Hà (54 tuổi, trú thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã tận dụng mảnh đất vườn rộng gần 1 sào để trồng rau lủi. Sau 2 tháng trồng và chăm bón, rau lủi bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi tuần ông Hà cắt bán một lần. Mỗi lần ông thu hoạch khoảng 25kg rau lủi, với giá bán trung bình từ 12 đến 14 nghìn đồng/kg.

Năm 2019, xã Phước Xuân đã thành lập Tổ sản xuất Nước Lang chuyên trồng cây rau lủi. Tổ sản xuất có 11 thành viên liên kết sản xuất trồng rau lủi trên diện tích 2,3ha.

Ông Hồ Văn Thừa (trú thị trấn Khâm Đức) - Tổ trưởng Tổ sản xuất Nước Lang cho hay, rau lủi được trồng trên khu vực đất rẫy phát triển rất tốt. Ông Thừa cũng là đầu mối đứng ra thu mua toàn bộ rau lủi trong tổ sản xuất và của người dân tại địa phương.

“Rau lủi Phước Sơn đã thành đặc sản nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhiều nhà hàng ở một số thành phố đặt mua nên có khi không đủ hàng cung ứng” - ông Thừa nói.

Để mở rộng sản xuất và tăng sản lượng rau lủi, giúp người dân có thu nhập, chính quyền xã Phước Xuân cũng đang tính toán lập thêm một tổ sản xuất rau lủi ở thôn Lao Đu. Ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, đối với cây rau lủi huyện đã lập hồ sơ tham dự Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019.

Qua kiểm tra đánh giá, sản phẩm rau lủi trên địa bàn Phước Sơn đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt 3 sao theo chương trình OCOP tỉnh Quảng Nam năm 2019. Hiện nay rau lủi đã được tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết và đạt hiệu quả.

 


Để phát triển rau lủi trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ củng cố tổ hợp tác, sản xuất ổn định. Đồng thời vận động người dân sản xuất rau lủi theo hướng phát triển rau sạch để phát triển thương hiệu bền vững”.
 

Ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.


Theo Hoài An (Báo Quảng Nam)

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.