Nông dân Xuân An tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vài năm gần đây, nhiều hộ ở xã Xuân An (thị xã An Khê) đã tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương. Hướng đi đúng đắn này đã giúp các hộ nâng cao thu nhập. 

Sau khi nắm bắt thông tin thị trường, học hỏi kinh nghiệm, cuối năm 2019, ông Nguyễn Ngọc Cường (thôn Xuân An 3) đã chuyển đổi hơn 3 sào đất trồng dưa leo sang cây dâu tây giống Nhật Hana. 
Ông Cường cho hay: “Dưa leo giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định còn nhu cầu dâu tây trên thị trường khá cao. Trong khi đó, tại thị xã An Khê chưa ai trồng loại cây này. Do vậy, tôi quyết định đầu tư trồng dâu tây. Để hạn chế rủi ro, tôi mua 250 cây về trồng thử trên diện tích 500 m2. Dâu tây được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, lại hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên sinh trưởng tốt. Hàng ngày, tôi thu được khoảng 3 kg quả, bán với giá 120-150 ngàn đồng/kg. Thu nhập từ cây dâu tây cao gấp 2-3 lần so với trồng rau màu. Thấy hiệu quả rõ rệt, tôi đã mở rộng diện tích trồng dâu tây lên 3 sào, đồng thời nhân giống để bán với giá 10.000 đồng/cây”. 
Cuối năm 2019, được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, gia đình ông Nguyễn Văn Thơm (cùng thôn) đã phá bỏ 8 sào hồ tiêu không hiệu quả để chuyển sang trồng măng tây. Ông cho hay: “Vườn măng hiện cho thu hoạch bình quân 40 kg đọt/ngày. Đọt măng được Hợp tác xã Nông nghiệp Xuân An thu mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí, gia đình tôi thu về gần 40 triệu đồng/tháng”.
Anh Lê Ngọc Dũng (thôn Xuân An 1, xã Xuân An, thị xã An Khê) chăm sóc đàn hươu sao. Ảnh: N.M
Anh Lê Ngọc Dũng (thôn Xuân An 1, xã Xuân An, thị xã An Khê) chăm sóc đàn hươu sao. Ảnh: N.M
Ngoài chuyển đổi cây trồng, một số hộ dân xã Xuân An còn mạnh dạn nuôi các loại vật nuôi mới. Anh Lê Ngọc Dũng (thôn Xuân An 1) cho hay: “Trước đây, gia đình tôi chỉ nuôi bò. Năm 2018, được bạn bè giới thiệu, tôi đã lên huyện Chư Prông học hỏi kinh nghiệm nuôi hươu lấy nhung. Cuối năm đó, tôi đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 5 con hươu về nuôi. Đầu năm 2019, hươu đực bắt đầu cho nhung, thu được 1 kg, bán giá 18 triệu đồng/kg”.  
Nhận thấy nhu cầu nhung hươu trên thị trường ngày càng cao, giữa năm 2019, anh Dũng mua thêm 5 con hươu và 1 con nai về nuôi. Theo anh Dũng, nhung hươu và nhung nai có giá trị dinh dưỡng ngang nhau nhưng giá nhung nai rẻ hơn 300 ngàn đồng/kg. Một con hươu đực cho nhung 1 lần/năm, bình quân 500 gram nhung/con. 
“Nuôi hươu gần giống với nuôi bò, hàng ngày cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc sát trùng 1 tuần/lần nhằm hạn chế dịch bệnh. Thức ăn cho hươu và nai là các loại rau củ quả, cỏ, lá cây… Ngoài ra, thỉnh thoảng cần cho hươu, nai ăn lá xoan để trị giun sán”-anh Dũng chia sẻ kinh nghiệm. Ngoài nuôi hươu, gia đình anh Dũng vẫn duy trì đàn bò thịt. Mỗi năm, gia đình anh thu nhập hơn 100 triệu đồng từ chăn nuôi.
Gia đình ông Nguyễn Ngọc Cường (thôn Xuân An 3, xã Xuân An, thị xã An Khê) thu nhập từ vườn dâu tây cao gấp 2-3 lần so với trồng cây rau hoa màu khác. Ảnh: N.M
Gia đình ông Nguyễn Ngọc Cường (thôn Xuân An 3, xã Xuân An, thị xã An Khê) thu nhập gần 40 triệu đồng/thàng từ vườn dâu tây. Ảnh: N.M
Ông Hồ Hữu Mạnh-Chủ tịch UBND xã Xuân An-cho biết: “Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Vì vậy, thời gian qua, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi hơn 25 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng cam, chanh dây, dừa, mít, măng tây, dâu tây. Những loại cây trồng này bước đầu mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân. Đối với việc chuyển đổi vật nuôi, toàn xã đã có khoảng 60% hộ dân đăng ký nuôi bò siêu thịt và 8 hộ nuôi cá lồng với 80 lồng. Các hộ đã áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt, người dân đã mạnh dạn đưa các loại vật nuôi mới vào sản xuất. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất của người dân, thời gian tới, xã tiếp tục phối hợp với ngành chức năng tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi; hướng dẫn người dân trồng rau VietGAP, nuôi cá theo hướng đảm bảo môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm”.
NGỌC MINH 

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.