Điểm tựa của người chăn nuôi dê ở Ia Ko

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nông hội xã Ia Ko (huyện Chư Sê, Gia Lai) là nơi tập hợp các hộ nông dân có chung sở thích để chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi dê. Mô hình này bước đầu hoạt động có hiệu quả, giúp các hộ chăn nuôi dê nâng cao thu nhập.

Nhằm tạo không gian sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi, tháng 9-2019, Nông hội xã Ia Ko được thành lập với 10 hội viên tham gia. Đến nay, Nông hội đã phát triển lên 21 hội viên nuôi 200 con dê. Các hội viên đều là người có tâm huyết, có nhiều kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ nhau cùng phát triển chăn nuôi dê.

 
   Anh Trần Mậu Nam (xã Ia Ko, huyện Chư Sê) chăm sóc đàn dê. Ảnh: N.S
Anh Trần Mậu Nam (xã Ia Ko, huyện Chư Sê) chăm sóc đàn dê. Ảnh: N.S


Theo anh Trần Mậu Nam (làng O Bung), trước đây, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh nên đàn dê của gia đình chậm lớn. Từ khi tham gia Nông hội xã Ia Ko, anh được học hỏi kiến thức về cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh cho dê.

“Qua các buổi sinh hoạt, tôi học hỏi được nhiều kiến thức về chăn nuôi từ các hội viên. Họ chỉ cho tôi phương thức đỡ đẻ, chăm sóc dê con, cách giúp đàn dê lớn nhanh, sinh sản tốt. Tôi hy vọng Nông hội ngày càng lớn mạnh, có nhiều người tham gia hơn để cùng trao đổi nhiều kinh nghiệm áp dụng vào chăn nuôi”-anh Nam nói.

Chị Nguyễn Thị Thu Hà (cùng làng) cho biết: Thấy Nông hội hoạt động hiệu quả, nhiều gia đình vận dụng kinh nghiệm vào chăm sóc đàn dê phát triển tốt nên chị cũng muốn tham gia. Theo chị Hà, việc học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau về kiến thức trong chăn nuôi, phòng-chống dịch bệnh đã giúp người dân yên tâm phát triển đàn dê của gia đình.

Chưa đầy 1 năm hoạt động, Nông hội xã Ia Ko đã trở thành địa chỉ tin cậy giúp hội viên có môi trường sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi dê. Ông Văn Ngọc Toàn-Chủ nhiệm Nông hội-cho biết: Các hội viên đều tích cực chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nuôi và chăm sóc dê. Đáng mừng là một số hộ hội viên người dân tộc thiểu số cũng tích cực tham gia, đàn dê được chăm sóc đúng kỹ thuật nên phát triển tốt.

 

Các hội viên tham gia mô hình có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm để đàn dê được chăm sóc tốt và sinh sản nhiều dê con. Ảnh: Nguyễn Sang
Các hội viên tham gia mô hình có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm để chăm sóc dê tốt hơn. Ảnh: Nguyễn Sang

Cũng theo ông Toàn, Nông hội xã Ia Ko hoạt động theo nguyên tắc “3 không”(không bộ máy, không kinh phí, không cơ sở vật chất), “3 tự” (tự nguyện, tự quản, tự quyết định công việc) và “3 cùng” (cùng nghĩ, cùng làm, cùng hưởng). Mô hình này được kỳ vọng sẽ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương. Đây cũng là mô hình mở, hướng đến sự thay đổi tư duy phát triển kinh tế của người dân.

Nhiều hướng đi mới trong phát triển kinh tế được hình thành từ mô hình nông hội, từng bước giúp cho hội viên đa dạng hóa cách thức trồng trọt, chăn nuôi. Nhiều hội viên khẳng định, những kiến thức mới và kinh nghiệm học được thông qua các buổi sinh hoạt rất thiết thực với người chăn nuôi.

Ông Rơ Mah Sơ-Chủ tịch UBND xã Ia Ko-cho hay: Nông hội bước đầu hoạt động hiệu quả. Đây là mô hình nông hội nuôi dê đầu tiên của xã cũng như của huyện, được các hội viên, nông dân đánh giá là rất có ý nghĩa, giúp các hộ chăn nuôi có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Đồng thời, Nông hội cũng là hướng đi mới trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi; giúp người dân tự tin, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững.

 NGUYỄN SANG

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.