CAMPUCHIA CẤM NHẬP KHẨU 6 LOẠI NÔNG SẢN VIỆT NAM: Chưa có thông tin chính thức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nông sản xuất sang Campuchia chủ yếu qua đường tiểu ngạch và hiện chưa có cơ chế kiểm dịch bắt buộc.



Liên quan đến việc 6 loại rau củ quả là cải bắp, bông cải xanh, đậu bắp, chanh, bí ngô và hẹ của Việt Nam bị cấm nhập vào Campuchia do bị phát hiện có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 25-6, ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), cho biết đơn vị này đang xác minh.

"Hiện Cục Bảo vệ thực vật chỉ tiếp nhận thông tin này qua một bài báo nước ngoài và một số cơ quan báo chí trong nước. Chúng tôi cũng chưa biết tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm là chất gì. Còn phía Tổng cục Nông nghiệp Campuchia chưa có thông báo chính thức dù phía Cục Bảo vệ thực vật đã chủ động liên lạc ngay khi có thông tin báo chí nêu" - ông Hiếu nói và cho biết thêm qua kiểm tra hệ thống kiểm dịch thực vật, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam chỉ xuất khẩu qua cửa khẩu Tịnh Biên 155 lô bột mì trọng lượng trên 10.000 tấn.


 

Chanh Việt Nam đã bị tỉnh Kandal - Campuchia cấm nhập khẩu. Ảnh: NGỌC ÁNH
Chanh Việt Nam đã bị tỉnh Kandal - Campuchia cấm nhập khẩu. Ảnh: NGỌC ÁNH



Cũng theo ông Hiếu, rau quả xuất khẩu sang Campuchia chủ yếu qua đường tiểu ngạch hoặc các giao thương giữa cư dân biên giới hai nước. Campuchia không có hệ thống kiểm dịch thực vật đóng ở biên giới mà chỉ có hệ thống kiểm dịch trong nội địa. Việc khai báo kiểm dịch thực vật các lô hàng chỉ được các doanh nghiệp đăng ký với cơ quan kiểm dịch khi phía nước nhập khẩu yêu cầu. Tuy nhiên, lâu nay, Campuchia không có yêu cầu về thủ tục kiểm dịch thực vật.

"Theo quy định, việc kiểm dịch thực vật xuất khẩu là theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc đơn vị xuất khẩu. Nếu các đơn vị xuất khẩu không đăng ký làm kiểm dịch thì Cục Bảo vệ thực vật sẽ không yêu cầu hay bắt buộc họ làm thủ tục để tránh phát sinh thủ tục" - ông Hiếu thông tin.

Cùng ngày, ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, cho biết cơ quan này cũng đang xác minh thông tin 6 loại nông sản bị Campuchia cấm nhập khẩu. Ông Lâm cho biết đây chưa phải là thông tin chính thức từ Campuchia mà chỉ do một số cá nhân làm công tác kiểm dịch nước này đưa ra. An Giang sẽ tìm hiểu xem Campuchia cần gì, hay trong hàng hóa nông sản có vướng loại chất cấm nào hay không?...

"Thật ra, chúng tôi cũng chưa nắm được những hàng hóa nông sản đó là của địa phương nào vì An Giang là cửa ngõ để nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước xuất khẩu nông sản sang Campuchia. Tất cả những vấn đề liên quan sẽ được Sở NN-PTNT phối hợp với Sở Công Thương và Sở Ngoại vụ nắm chắc lại để tham mưu UBND tỉnh đưa ra cách xử lý phù hợp cũng như quản lý chặt về nông sản trước khi xuất khẩu trong thời gian tới" - ông Lâm nói.

Trước đó, ngày 19-6, Cục Hải quan An Giang đã có văn bản hỏa tốc báo cáo UBND tỉnh An Giang và Tổng cục Hải quan về việc Campuchia cấm nhập khẩu 6 loại nông sản từ Việt Nam. Theo công văn này, cơ quan chức năng tỉnh Kandal - Campuchia đã tiến hành kiểm tra chất lượng đối với hơn 20 loại rau, củ, quả nhập khẩu từ Việt Nam. Trong đó, 6 loại rau, củ, là cải bắp, bông cải xanh, đậu bắp, chanh, bí ngô và hẹ có thuốc trừ sâu có thể gây hại sức khỏe. Ngay sau đó, cơ quan chức năng tỉnh Kandal đã tịch thu và tiêu hủy toàn bộ số rau, củ, quả có dư lượng thuốc trừ sâu, đồng thời quyết định cấm nhập khẩu 6 loại rau, củ, quả nói trên của Việt Nam từ ngày 16-6.


 



Chưa kiểm tra rau củ trong nước

Trước thông tin 6 loại nông sản bị Campuchia cấm nhập khẩu do nhiễm thuốc trừ sâu, Cục Bảo vệ thực vật có tăng cường lấy mẫu giám sát các loại rau, củ, quả để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng trong nước hay không, ông Nguyễn Quang Hiếu trả lời: "Trước hết phải có thông tin xác thực thì mới có thể quyết định có khởi động một chương trình giám sát tăng cường hay không. Không thể vì một thông tin chưa rõ ràng mà tăng cường kiểm tra, giám sát".



Theo VĂN DUẨN - THỐT NỐT - NGỌC ÁNH (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.