"Vua nấm" 8X mơ làm giàu từ nấm quý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từng làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng thu nhập khá bấp bênh, anh Nguyễn Văn Nhi (38 tuổi, ở thôn Thạch Nham Đông, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) đã chọn mô hình trồng nấm. Nhờ trồng các loại nấm quý như linh chi, hoàng đế, đã giúp anh Nhi thu nhập hàng trăm triệu động mỗi năm.

 

Bén duyên với nghề trồng nấm

Trò chuyện cùng phóng viên Báo NTNN/Dân Việt, anh Nguyễn Văn Nhi cho biết, trước đây anh làm đủ thứ nghề để kiếm sống, tình cờ thấy nhiều người trồng nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao nên anh quyết định thử.

Qua tham quan thực tế tại các hộ trồng nấm và tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, anh đã quyết định xây dựng mô hình trồng nấm các loại như nấm linh chi, bào ngư… làm hướng đi khởi nghiệp cho bản thân.


 

Anh Nhi chăm sóc các phôi nấm trong trang trại của mình. Ảnh: Trần Hậu
Anh Nhi chăm sóc các phôi nấm trong trang trại của mình. Ảnh: Trần Hậu

Trồng nấm không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự nhiệt huyết và cần mẫn. Phải dành nhiều thời gian theo dõi, kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để nấm phát triển”- anh Nguyễn Văn Nhi
 

Năm 2015, anh bắt đầu xây dựng mô hình trồng nấm, ban đầu do vốn ít, kinh nghiệm chưa nhiều nên anh chỉ mua 1.000 bịch nấm bào ngư về trồng thử nghiệm, sau 2 tháng, tôi hái nấm ra chợ bán.

“Lứa đầu tiên, tôi thu về 20 triệu đồng, trừ chi phí, còn lãi 12 triệu đồng. Nhận thấy mô hình trồng nấm cho hiệu quả kinh tế, lấy ngắn nuôi dài, tôi lấy số tiền lãi thu được đầu tư mở rộng quy mô, dần dần phát triển lên được cơ sở trồng nấm như ngày hôm nay…”- anh Nhi nói.

Anh Nhi cho biết thêm, thời điểm khởi nghiệp ban đầu gặp nhiều khó khăn, từ thiếu vốn, kỹ thuật, tới đầu ra sản phẩm nấm cũng không ổn định. Đặc biệt, phôi giống phải đi mua lại từ đơn vị khác nhiều khi không đảm bảo nên tỷ lệ lên giống thành công không cao.

Nhiều lần thất bại, nhưng với quyết tâm làm giàu anh không nản chí, anh bắt đầu phân tích, tìm nguyên nhân thất bại để tiếp tục theo đuổi giấc mơ phát triển nghề trồng nấm.

Khi đã có đủ kinh nghiệm trồng nấm, anh Nhi tự bắt tay vào nghiên cứu sản xuất phôi giống nấm để đảm bảo chất lượng và cho ra đời những lô phôi do chính tay mình tạo giống. Hiện tại tỷ lệ phôi thành công đạt trên 95%, khiến cho anh Nhi càng thêm tự tin.

Hướng tới OCOP

Ðến nay, cơ sở trồng nấm của anh Nhi có diện tích 2.500m2, với hơn 30.000 bịch phôi nấm các loại, chủ yếu tập trung trồng sản xuất các loại nấm như: Nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm vân chi, nấm milky hoàng đế. Hiện anh Nhi cũng đã thành lập Hợp tác xã (HTX) nấm Nhơn Phước, (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), anh Nhi cũng đã kêu gọi các hộ gia đình tham gia HTX sản xuất, không ngừng mở rộng quy mô.

Trồng nấm luôn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, do vậy khâu quan trọng khi trồng nấm là phải khống chế được thời tiết, sản phẩm sẽ đạt chất lượng, đạt năng suất cao. “Đối với nấm bào ngư trong giai đoạn ươm, đóng bịch phôi cần chú ý tỷ lệ phối trộn nguyên liệu, hấp cách nhiệt để tránh rủi ro. Nhà trồng nấm bào ngư cần đảm bảo nhiệt độ từ 20-32 độ C, đảm bảo độ ấm đạt từ 85-90%, có độ thông thoáng…”- anh Nhi chia sẻ.

Anh Nhi cho biết thêm, trung bình mỗi tháng anh cung ứng ra thị trường khoảng 1,8 tấn nấm bào ngư, giá bán 35.000 - 45.000 đồng/kg vào ngày thường, 60.000 - 80.000 đồng/kg vào các ngày rằm, mùng 1; cùng 500kg/năm nấm linh chi, mức giá dao động 900 - 1,2 triệu đồng/kg.

Năm 2019, cơ sở trồng nấm của anh Nhi cho doanh thu gần 1 tỷ đồng, trừ các khoảng chi phí anh lãi hơn 200 triệu đồng. “Trồng nấm không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự nhiệt huyết và cần mẫn. Phải dành nhiều thời gian theo dõi, kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để nấm phát triển. Nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm nấm hiện còn rất lớn, thời gian tới tôi sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, nâng quy mô nhà xưởng và tăng diện tích trồng...”- anh Nhi cho biết.

Anh Nhi cho hay, nấm linh chi tại HTX Nhơn Phước đã có nhãn hiệu và bao bì sản phẩm nấm các loại, thời gian tới HTX tiếp tục hoàn thiện sản phẩm nấm linh chi nhằm hướng đến tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

http://danviet.vn/tin-nong-nghiep/vua-nam-8x-mo-lam-giau-tu-nam-quy-1077050.html

Theo Trần Hậu – Đại Nghĩa (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.