Bất ngờ từ trồng nấm bằng sợi bông vải: Dễ làm, trồng quanh năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lâu nay người trồng nấm rơm các nơi chủ yếu trồng theo cách truyền thống là làm ngoài trời và chủ yếu sử dụng rơm rạ làm nguyên liệu. Tuy nhiên thời gian gần đây giá rơm bất ngờ tăng cao dẫn đến chi phí trồng nấm tăng, giá thành bị đẩy lên cao.

 

Nấm rơm của HTX Nông nghiệp Xanh sau khi thu hoạch. Ảnh: Nha Mẫn
Nấm rơm của HTX Nông nghiệp Xanh sau khi thu hoạch. Ảnh: Nha Mẫn



Trước những khó khăn đó, người trồng nấm tại Đồng Nai đã nảy ra nhiều ý tưởng mới để giảm thiểu chi phí trồng nấm rơm. Trong đó có mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín từ nguồn bông vải sợi phế thải của HTX Nông nghiệp Xanh tại xã Lộc An, huyện Long Thành, đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với mô hình này, người nông dân có thể tái sử dụng lại các chuồng trại chăn nuôi để làm nơi trồng nấm. Phương pháp trồng nấm rơm này cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài nên giảm những tác động từ thời tiết, dịch bệnh.

Theo chị Nguyễn Hoàng Hương - người trồng nấm rơm, với mô hình này có thể quản lý nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với điều kiện sinh trưởng của nấm. Hơn nữa, nấm rơm được trồng trên những chiếc kệ xếp chồng lên nhau nên tận dụng được tối đa diện tích. Việc chăm sóc, thu hoạch cũng dễ dàng và thuận lợi hơn.

“Đặc biệt, nấm được trồng bằng bông vải có nhiều ưu điểm, dễ làm, cho năng suất cao. Giá và nguồn bông vải phế liệu tương đối ổn định, việc mua và vận chuyển bông vải dễ dàng, không phụ thuộc vào mùa vụ như khi sử dụng rơm rạ” - chị Hương cho biết.

Ông Mai Hùng cũng trồng nấm rơm kiểu này cho biết, trồng nấm rơm từ bông vải sợi có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp 4 - 5 lần, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm cũng tốt hơn rơm rạ. Phương pháp trồng khá tỉ mỉ, khi đưa nguyên liệu bông về phải xay, ủ vôi để loại bỏ vi sinh độc hại, đo nồng độ pH, canh nhiệt độ, độ ẩm, cấy mô giống… Ngoài ra, phải thiết kế nhà nấm duy trì môi trường nhiệt độ ổn định từ 30 - 32 độ.

“Hiện tại, trại nấm của gia đình tôi kết quả khá khả quan, cứ khoảng 1 tấn bông cho 2 tạ nấm thành phẩm. Mỗi mẻ nấm được làm trong vòng 20 ngày, trừ chi phí lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng” - ông Hùng chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Liên - Giám đốc HTX Nông nghiệp Xanh cho biết mô hình trồng nấm rơm bằng bông vải trong nhà kín không đòi hỏi diện tích đất lớn nên dễ triển khai.

“Trồng nấm rơm ngoài trời, mỗi năm chỉ sản xuất được 2-3 vụ, do có thời gian cách quãng giữa cách vụ khá dài để tránh lây lan mầm bệnh. Còn trồng nấm rơm trong nhà có ưu điểm là thời gian cách ly ngắn (khoảng 1 tháng) và có thể trồng được quanh năm” - bà Liên nói.

 

Theo Nha Mẫn (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.