Giá dưa hấu nhích dần, nông dân Gia Lai đỡ lo lắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa (Gia Lai)-cho biết: Sau khi thông tin một số cửa khẩu giáp biên với Trung Quốc được thông quan, thương lái đã bắt đầu quay trở lại Krông Pa thu mua dưa hấu. Giá dưa nhờ thế đang nhích lên từng ngày.
Cách đây tròn 1 tuần, giá dưa hấu tại ruộng ở Krông Pa chỉ quanh mức 700 đồng/kg nhưng không tìm được người mua. Nhưng hiện nay, tại các xã Đất Bằng, Ia Mlah… giá dưa đang ở mức 2,5-3 ngàn đồng/kg. Mức giá này chưa thể giúp người trồng dưa thoát lỗ nhưng phần nào cũng khiến họ phấn khởi hơn. Anh Nguyễn Duy Hảo (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) tới thuê 1 ha đất trồng dưa hấu tại buôn Ia Rpua (xã Đất Bằng) cho biết: “Ruộng dưa của tôi tầm 7-10 ngày nữa sẽ cho thu hoạch. Tôi hy vọng giá dưa sẽ tiếp tục tăng để gỡ lại chi phí đầu tư”. 
  Nông dân Krông Pa thu hoạch dưa bán cho thương lái. Ảnh: H.L
Nông dân Krông Pa thu hoạch dưa bán cho thương lái. Ảnh: H.L
Giá dưa hấu tăng lên không chỉ bởi các doanh nghiệp, cá nhân, đoàn thể chung tay “giải cứu” mà còn do thương lái cũng đã thu mua trở lại. Ông Trịnh Thanh Khiết-Bí thư Đảng ủy xã Đất Bằng-cho hay: “Từ đầu tuần đến nay, thương lái đã đưa xe tải lớn về thu mua dưa hấu cho bà con. Mức giá thu mua tuy còn thấp song so với cách đây 7-10 ngày đã tăng khá, đạt 2,5-3 ngàn đồng/kg. Giá dưa hấu cải thiện, bà con sẽ bớt thiệt hại”. Cũng theo ông Khiết, toàn xã hiện có 37 ha dưa hấu, phần lớn là của người dân từ các tỉnh Bình Định lên thuê đất ven sông suối để trồng. Các trà dưa ở Đất Bằng xuống giống muộn nên hiện giờ mới bắt đầu bước vào thời kỳ thu hoạch cao điểm.
Vụ Đông Xuân năm nay, trên địa bàn huyện Krông Pa có 692 ha dưa hấu, phân bố chủ yếu tại một số xã nằm trên lưu vực sông Ba hoặc có suối, công trình thủy lợi. Trong đó, xã Phú Cần có 131 ha, Ia Rsai 116 ha, Ia Mlah 101 ha... Theo thống kê sơ bộ, có tổng cộng 495 hộ trồng dưa hấu, phần lớn là người dân từ Bình Định và Phú Yên lên thuê đất trồng, còn tại chỗ chỉ có 24 hộ. Đánh giá về vụ dưa hấu năm nay, ông Đinh Xuân Duyên cho rằng, dưa đạt năng suất cao, trung bình 45-50 tấn/ha. Phần lớn dưa hấu sản xuất trên địa bàn huyện được xuất bán sang Trung Quốc, tiêu thụ nội địa rất hạn chế. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều cửa khẩu giao thương với Trung Quốc tạm thời đóng cửa. Vì vậy, dưa hấu bị ách tắc đầu ra. “Với tổng sản lượng ước tính khoảng 30.000 tấn dưa hấu, sức ép đầu ra là không hề nhỏ, nhất là trong tình cảnh dưa tới thời điểm thu hoạch đồng loạt và không thể trữ hay bảo quản lâu trong điều kiện bình thường”-ông Duyên chỉ rõ.
Thời gian qua, với sự chung tay “giải cứu” dưa hấu cho nông dân của các doanh nghiệp và cộng đồng, người trồng dưa trên địa bàn đã phần nào giảm bớt nỗi lo về đầu ra. “Thực tế, dưa hấu ở Krông Pa xuống giống trễ hơn so với tại huyện Ia Pa và thị xã Ayun Pa nên diện tích đã thu hoạch không nhiều. Hiện giờ, dưa hấu mới bắt đầu bước vào cao điểm thu hoạch. Khi các địa phương đã thu hoạch gần xong, cộng với thông tin cửa khẩu thông quan, giá dưa hấu tại ruộng đã tăng lên. Ngay tại thị trấn Phú Túc, giá dưa hấu bán lẻ hiện nay đã nhích lên 3-5 ngàn đồng/kg. Tín hiệu lạc quan từ việc thương lái thu mua trở lại, giá được cải thiện đã ít nhiều giúp người trồng dưa lạc quan hơn. Chúng tôi sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng theo dõi sát sao tình hình, đồng thời hỗ trợ nông dân cập nhật giá cả thị trường”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa cho biết thêm.
HẢI LÊ

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.