Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau những ngày vui xuân đón Tết, nông dân các địa phương trong tỉnh đã bắt tay vào công việc đồng áng. Tất cả đều ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Ia Phìn là một trong những xã có diện tích cà phê kinh doanh lớn nhất ở huyện Chư Prông. Sáng sớm mùng 4 Tết, tại thôn Hoàng Ân, người dân đã tấp nập vận chuyển máy móc, ống để bơm tưới nước đợt 1 cho cà phê. Đang loay hoay lắp ráp hệ thống ống tưới, ông Nguyễn Đình Chiểu vui vẻ cho hay: “Sau những ngày vui Tết, nhiều hộ trong thôn đã bắt tay vào tưới nước đợt 1 cho vườn cà phê. Gia đình tôi cũng tập trung để tưới cho 2 ha cà phê kinh doanh”. Theo ông Chiểu, khác với những năm trước thường phải tưới trước Tết, năm nay, do mùa mưa kết thúc muộn nên bây giờ tưới là vừa tầm. Nhờ đầu tư hệ thống tưới béc phun mưa nên gia đình ông giảm được nguồn nhân công tưới cũng như các chi phí khác. “Năm mới mong sao giá cà phê tăng để chúng tôi có nguồn thu nhập ổn định, từ đó có điều kiện đầu tư phát triển vườn cây theo hướng bền vững”-ông Chiểu nói.


 

Ông Nguyễn Ngọc Minh (thôn Hoàng Ân, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: N.D
Ông Nguyễn Ngọc Minh (thôn Hoàng Ân, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: N.D

Cách đó không xa, ông Nguyễn Ngọc Minh vừa tưới xong diện tích chanh dây lại tiếp tục chuyển máy móc và đường ống nhựa để tưới cho vườn cà phê. Ông Minh cho biết: “Ngoài mấy trăm gốc chanh dây đang bắt đầu cho thu hoạch, gia đình tôi còn có hơn 3 ha cà phê kinh doanh. Những ngày giáp Tết, gia đình đã tưới xong đợt 1 cho khoảng 2 ha cà phê. Sáng nay, tôi tranh thủ tưới sớm cho số chanh dây rồi tập trung tưới diện tích cà phê còn lại. Thời điểm này tưới là vừa để cây cà phê ra hoa kết trái. Tôi hy vọng năm nay cà phê sẽ được mùa, giá cả tăng hơn năm ngoái”.

Tại cánh đồng Ia Ro 1 (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa), từ sáng mùng 2 Tết, người dân đã đi thăm đồng kiểm tra việc phát triển của cây lúa cũng như nguồn nước trong chân ruộng. Anh Sứu (làng Weh, xã Hà Bầu) cho hay: “Sau những ngày đón Tết vui vẻ và đầm ấm, sáng mùng 2, mình đã ra thăm 1 sào lúa Đông Xuân gieo sạ cách đây hơn 1 tháng. Hiện cây lúa phát triển tốt, chưa có hiện tượng thiếu nước tưới cũng như sâu bệnh gây hại. Mình mong năm mới mọi thứ được thuận lợi để bà con có cuộc sống ấm no, đầy đủ”.

Còn tại huyện Chư Sê, theo ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, sáng mùng 6 Tết, huyện tổ chức phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Dự kiến ngày mùng 8, huyện sẽ tổ chức ra quân nạo vét kênh mương dẫn nước tưới từ công trình thủy lợi Plei Keo (xã Ayun). Đây là một trong những hoạt động truyền thống được huyện duy trì hàng năm vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Ngoài ra, nông dân các xã cũng chủ động thăm đồng, tưới cho cây cà phê, hồ tiêu từ ngày mùng 4 Tết.
Cùng với hoạt động thăm đồng, bơm tưới nước cho các loại cây trồng, trong những ngày Tết, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở thu mua rau xanh, hoa và chanh dây cũng đã xuất những chuyến hàng đầu năm mới đi các tỉnh, thành phố trong cả nước. Bà Đỗ Thị Mỹ Thơm-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang) cho hay: Để có sản phẩm cung ứng cho các đối tác, ngay trong ngày mùng 2 Tết, Hợp tác xã bắt đầu hoạt động thu mua chanh dây trở lại. Trung bình mỗi ngày, Hợp tác xã vẫn đảm bảo cung ứng trên 1 tấn chanh dây các loại. Mong sao năm mới mọi thứ đều thuận lợi để Hợp tác xã cũng như nông dân có nguồn thu nhập ổn định, tạo đà cho các sản phẩm chế biến từ chanh dây của Hợp tác xã khẳng định thương hiệu và chất lượng trên thị trường.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.