Nở rộ dịch vụ xay xát... lưu động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với chiếc xe công nông thiết kế thêm mái và trang bị hệ thống máy móc, những người làm nghề xay xát lưu động có thể rong ruổi khắp nẻo đường quê để mưu sinh. Trong khi đó, người dân không phải tốn công sức, thời gian chở lúa đi xay xát ở các điểm tập trung như trước đây.



Nông dân cần, dịch vụ có mặt

Nhiều năm qua, người dân làng Krái (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa) không còn phải bận tâm chuyện xay xát lúa bởi khi cần là dịch vụ này có mặt tận nhà. “Nhà mình có 2 sào đất trồng lúa nên đủ gạo ăn trong năm. Mỗi lần nhà hết gạo, mình lại nhờ xe xay xát lưu động đến giúp”-chị Kưnh cho biết.

Chiếc xe xay xát lưu động của anh Vũ Đình Thanh (thôn 5, xã Đak Krong, huyện Đak Đoa) đang chạy chầm chậm trên đường làng thì nhanh chóng tấp vào lề đường sau cái ngoắc tay của chị Kưnh. Xe vừa tắt máy, anh Thanh lập tức tháo dây cua-roa (đang nối vào động cơ xe) chuyển vào hệ thống xay xát. Tiếp đó, anh Thanh đi thẳng vào nhà chị Kưnh khệ nệ vác bao lúa ra đổ vào máy rồi khởi động. 15 phút sau, thóc đã thành những hạt gạo trắng tinh. Nghe tiếng máy chạy, bà con xung quanh cũng tranh thủ mang lúa ra xát.

  Anh Vũ Đình Thanh đang xay xát lúa cho bà con làng Krái. Ảnh: Đ.Y
Anh Vũ Đình Thanh đang xay xát lúa cho bà con làng Krái. Ảnh: Đ.Y



Ở xóm trên của làng Krái, bà Chai cũng đang đợi sẵn ở đầu ngõ chờ xay xát lúa. “Vợ chồng mình đều đã lớn tuổi, nhà lại ở cuối xóm nên trước đây mỗi lần chở lúa đi xay xát rất mất thời gian. Giờ có dịch vụ xay xát đến tận nhà nên thuận lợi lắm”-bà Chai chia sẻ. Dù làm dịch vụ tận nhà nhưng công xay xát cũng rất phải chăng (20.000 đồng/bao lúa 50 kg). Thêm vào đó, máy xát lưu động còn lọc được cả sạn, hiện đại hơn dịch vụ xay xát cố định trong làng. Anh Thanh kể, hầu hết bà con trả công bằng cám hoặc gạo, rất ít khi trả bằng tiền. “Tận dụng nguồn cám mang về chăn nuôi, lấy công làm lời là chủ yếu”-anh Thanh nói.

Chị Mưng (làng Đê Gôh, xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa) cũng cho biết, vài năm trở lại đây, người dân đã quen dịch vụ xay xát lúa gạo lưu động của ông Phan Văn Tuấn (thôn 6, xã Đak Krong). “Mỗi tuần, xe xay xát lưu động của ông Tuấn lại tới làng một lần. Thấy xe tới là chúng tôi mang lúa ra ngõ để xát, tiện lắm. Lâu lâu cũng xuất hiện xe xay xát gạo lưu động của ông Tùng, ông Hải”-chị Mưng cho hay.

Sống được với nghề

Hiện nay, đến các thôn, làng trong tỉnh có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những xe xay xát lúa gạo lưu động. Tại các xã Đak Krong, Kon Gang, Đak Sơ Mei, nghề xay xát di động nở rộ khoảng 5 năm nay với khoảng 6 người làm nghề này. Ông Tuấn cho biết, nhà ông đầu tư hệ thống xay xát cố định đã hơn chục năm nay, hàng ngày xay xát cả tấn lúa, bắp, đậu. Nắm bắt nhu cầu xay xát tại chỗ của người dân, ông đầu tư thêm dịch vụ xay xát lưu động. Ông cho hay: Chi phí đầu tư hết khoảng 100 triệu đồng, gồm xe công nông, thiết kế thêm mái che và hệ thống máy xay xát. Ngoài xay xát lúa, lọc sạn, máy còn xay xát được cả bắp, đậu. Dù đưa theo cả hệ thống máy xay xát nhưng xe di chuyển khá dễ dàng. Bắt đầu từ 5 giờ sáng là ông rong ruổi đến các làng. “Công một ngày đi làm chủ yếu là cám và gạo, tiền mặt ít lắm. Nhưng nghề này chịu khó cũng sống được. Vợ tôi ở nhà vừa chăm lo gia đình vừa chăn nuôi heo, gà”-ông Tuấn bày tỏ.

Nhờ làm dịch vụ xay xát lúa gạo di động, gia đình anh Thanh cũng nuôi được 2 con học đại học, xây được nhà. Chị Huyền (vợ anh Thanh) tâm sự: “Chồng làm nghề xay xát nên mang cám, gạo, đậu, bắp về khá nhiều. Đó là nguồn thức ăn để tôi nuôi 100 con heo. Đợt  xuất chuồng mới đây, tôi lãi hơn 200 triệu đồng”. Thấy vợ chồng anh Thanh làm ăn khấm khá, không ít người trong thôn cũng đua nhau sắm xe để hành nghề.

ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.