Nguy cơ "cây tỉ đô" giá trị 6 tỉ USD bị nông dân chặt bỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Giá càphê giảm mạnh khiến người trồng bị giảm thu nhập từ càphê. Ảnh: Kh.V
Sau 3 ngày thực địa tại một số địa bàn như Mang Yang, Chư Sê, Chư Pứ (Gia Lai), người trồng càphê đang khá lo lắng và tâm lý muốn chặt bỏ vườn khi giá càphê đang xuống rất thấp, dù ngành nông nghiệp đang lạc quan cây càphê sẽ mang về 6 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu trong thập nhiên này.
Nói chuyện với chúng tôi trên khoảng sân hẹp cạnh rẫy càphê, ông Siu Tớih (Đăk Đoa-Gia Lai) than thở: “Giá càphê thấp quá, chỉ còn 1 nửa so với 2 năm trước, tiền thu hoạch từ càphê không đủ bù chi phí tưới nước, bón phân, nên tôi đã chia đều hết càphê cho các con, chỉ để lại 150 gốc. Nếu giá vẫn tiếp tục giảm, tôi sẽ chặt bỏ vườn để trồng cây khác”.
Cũng theo ông Siu Tớih, cả 5 người con của ông và nhiều người dân tại Đăk Đoa (Gia Lai) cũng đang muốn chuyển từ trồng càphê sang loại cây khác, nhưng lại kẹt vốn, thiếu thông tin, nên đang loay hoay chưa biết trồng cây gì, những người nông dân này đang dự tính trồng cả dứa, chanh leo, bí đỏ…, nhưng lại e ngại không tìm được đầu ra cho các loại cây này.
Không riêng gì gia đình ông  Siu Tớih, gia đình ông Nguyễn Văn Tiến cũng đang dự tính phá bỏ vườn càphê để trồng chanh leo: “Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhà máy thu mua và chế biến rau quả, họ ký hợp đồng và thu mua nguyên liệu từ nông dân. Nếu nhà máy này cam kết bao tiêu sản phẩm, thì chúng tôi sẽ phá bỏ vườn càphê già cỗi chuyển sang trồng chanh leo ngắn ngày và cho thu nhập nhanh hơn”-ông Tiến nói.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, nhiều nông dân trồng càphê tại Đăk Đoa cũng đang thấp thỏm vì giá càphê xuống thấp. Nếu giữ lại vườn càphê thì chi phí tăng cao trong khi nguồn thu từ cây càphê thấp, còn nếu chặt bỏ thì lại không có vốn để đầu tư mới.
Rất nguy hiểm nếu nông dân tự phát chặt bỏ càphê
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu để người dân “tự phát” chặt bỏ cây càphê là rất nguy hiểm. Bởi, hiện tại, càphê là ngành hàng quan trọng, chiếm 3% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm nay đều trên 3 tỉ USD.
Trong những năm qua, dù kinh tế thế giới có nhiều thời điểm gặp khó khăn dẫn đến sức mua sụt giảm, xuất khẩu càphê của Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng rất đáng khích lệ, đạt 8,2%/năm với kim ngạch bình quân 3,13 tỉ USD/năm giai đoạn 2011-2018, chiếm 15% tổng xuất khẩu nông sản của cả nước.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiện các sản phẩm càphê của ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu càphê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau Brazil); đặc biệt, càphê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ).
Để giữ vững ngôi vị càphê Việt  Nam, ngành nông nghiệp đang tái canh mạnh mẽ cây càphê, khuyến khích, hướng dẫn người trồng càphê áp dụng phương pháp trồng trọt mới để nâng năng suất và chất lượng càphê Việt Nam .
Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Càphê Cacao Việt Nam cho biết, hiện Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đang phối hợp với Hiệp hội Càphê Ca cao Việt Na, tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) càphê chất lượng cao cho ba nhóm sản phẩm: Càphê nhân, càphê rang và càphê bột.
Nếu xây dựng được một mẫu biểu trưng càphê Việt Nam chất lượng cao được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, gắn với sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý để khẳng định về chỉ dẫn nguồn gốc của các sản phẩm càphê Việt Nam chất lượng cao trên thị trường, càphê sẽ trở thành sản phẩm thứ ba sau gạo và caosu được xây dựng biểu trưng quốc gia, nâng cao giá trị và thương hiệu càphê Việt Nam trên thị trường thế giới.

Theo đánh giá của Tổ Chức Cà phê Quốc tế (ICO), nguồn cung cà phê toàn cầu đang chuyển từ dư thừa sang thiếu hụt nhẹ, nhu cầu tiêu thụ cà phê được dự báo nhiều khả năng sẽ tăng, đặc biệt là ở Trung Quốc.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 10 đạt 8,91 triệu bao, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017. Con số này này thể hiện mức giảm 13,4% so với cùng kì năm 2018 và 2,4% so với cùng kì năm 2017.

Giá càphê trên thị trường thế giới tăng so với tháng 10 do lo ngại nguồn cung thiếu hụt, tồn kho giảm và nhu cầu tăng.

L.V (LĐO)

https://laodong.vn/kinh-te/nguy-co-cay-ti-do-gia-tri-6-ti-usd-bi-nong-dan-chat-bo-775956.ldo

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.