Nhà vườn ở TP. Pleiku vào vụ hoa Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hiện nay, các nhà vườn trồng hoa ở TP. Pleiku đã xuống giống vụ hoa Tết. Thời tiết thuận lợi nên hoa đang phát triển tốt, hứa hẹn cho ra những sản phẩm chất lượng phục vụ thị trường Tết.
Thôn 1 và thôn 5 (xã Trà Đa) là vùng trồng hoa nhiều nhất của TP. Pleiku. Nơi đây có khoảng 35 hộ trồng hoa chuyên nghiệp với diện tích trên 16 ha. Những ngày này, hộ nào cũng tất bật chăm sóc vườn hoa của mình, mong muốn có những luống hoa đẹp để bán được giá trong vụ Tết.
  Ông Hoàng Minh Ngọc (tổ 8, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) chăm sóc vườn hoa cúc của gia đình. Ảnh: H.P
Ông Hoàng Minh Ngọc (tổ 8, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) chăm sóc vườn hoa cúc của gia đình. Ảnh: H.P
Gia đình ông Nguyễn Văn Phú là một trong những hộ khá thành công với nghề trồng hoa ở thôn 1. Ông Phú cho biết, muốn hoa phát triển tốt thì ngoài thời tiết thuận lợi, người trồng phải cung cấp đầy đủ nước, phân bón, phòng trừ sâu bệnh hại, làm giàn chống đổ cho cây... Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, hoa của gia đình ông luôn đạt chất lượng cao, được khách hàng ưa chuộng. Ước tính mỗi sào hoa cho thu nhập trung bình 12-15 triệu đồng/vụ. Riêng vụ Tết sắp tới, gia đình ông xuống giống hơn 1 ha hoa lay ơn.
Cũng như ông Phú, gia đình ông Đoàn Văn Châu (cùng thôn) đến với nghề trồng hoa đã hơn 10 năm. Trò chuyện với chúng tôi, ông Châu cho biết, lúc đầu, gia đình chỉ trồng 2-3 sào thử nghiệm. Sau đó, thấy trồng hoa lay ơn cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều loại cây khác, gia đình đầu tư mở rộng diện tích. Từ năm 2017 đến nay, mỗi vụ hoa Tết, gia đình ông trồng 6-8 sào hoa lay ơn, thu lãi 10-12 triệu đồng/sào. “Trồng hoa lay ơn không quá vất vả, chỉ cần chú ý thời gian bón phân, tưới nước, làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là bệnh sương mai”-ông Châu chia sẻ.
Theo bà Nguyễn Thị Quý-Chủ tịch Hội Nông dân xã Trà Đa, nghề trồng hoa lay ơn ở thôn 1 và thôn 5 mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân. Hiện nay, người dân đã xuống giống hơn 16 ha hoa lay ơn vụ Tết. Đây là loại cây trồng triển vọng được UBND xã định hướng chú trọng đầu tư mở rộng diện tích trong thời gian tới. Xã đã tăng cường phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh và thành phố tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Qua đó, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nói chung và nghề trồng hoa lay ơn nói riêng để nâng cao thu nhập cho người dân.
Ảnh: Hà Phương
Ảnh: Hà Phương
Tại phường Thắng Lợi, cũng là một vùng trồng hoa Tết có tiếng ở TP. Pleiku, ông Nguyễn Xuân Anh-Chủ tịch Hội Nông dân phường-cho biết: Trên địa bàn phường có 17 hộ trồng hoa cúc và lay ơn với diện tích hơn 5 ha. Người dân đã xuống giống từ ngày mùng 4 đến 12-10 Âm lịch, hiện cây hoa đang phát triển rất tốt. 
Ông Hoàng Văn Yến (tổ 8, phường Thắng Lợi) cho hay, năm nay, gia đình ông trồng 4.500 chậu cúc đại đóa, cúc pha lê. Thời tiết hiện nay rất thuận lợi nên cây hoa giống gieo xuống đều phát triển tốt. Cũng theo ông Yến, để hoa đạt chất lượng cao, bông to, thân mập phải chăm sóc kỹ lưỡng ngay từ tháng đầu tiên xuống giống. Cây hoa được chăm chút cẩn thận cộng thêm thời tiết tốt thì giá bán sẽ cao hơn. Do đó, mỗi ngày ông đều phải thuê 2-3 nhân công chăm sóc hoa với tiền công 200 ngàn đồng/người/ngày.
Gia đình ông Hoàng Minh Ngọc (tổ 8, phường Thắng Lợi) cũng có hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng hoa. Ông Ngọc cho biết, để chuẩn bị cho vụ hoa Tết sắp tới, gia đình ông trồng 25.000 cây hoa lay ơn, 3.000 chậu hoa hồng, 2.500 cây trạng nguyên, hơn 5.000 cây hoa cát tường, 8.000 cây hoa ly và trên 10.000 chậu hoa cúc. Nhờ thời tiết thuận lợi, cây hoa phát triển tốt nên chi phí đầu tư cũng giảm đáng kể. Ông Ngọc hy vọng thời tiết từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục thuận lợi để người trồng hoa có một vụ mùa bội thu.  
 HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.