Bộ NN-PTNT đề nghị người dân trồng rừng gỗ lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Do các nhà máy đang thiếu nguyên liệu, nhu cầu thị trường xuất khẩu rất lớn, Bộ NN-PTNT vừa có quyết định hướng dẫn người dân chuyển qua trồng các loại cây rừng gỗ lớn.

 

Sáng 31-7, văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp thông tin, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn vừa ký quyết định số 2962 ngày 30-7-2019 về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với 2 loài keo tai tượng và keo lai.


 

 Bộ NN-PTNT khuyến cáo người dân nên đầu tư trồng loại rừng cây gỗ lớn
Bộ NN-PTNT khuyến cáo người dân nên đầu tư trồng loại rừng cây gỗ lớn




Trồng rừng, đầu tư vào rừng nguyên liệu đang là cơ hội làm giàu của nhiều nông dân hiện nay, khi “đầu ra” rất rộng mở, nhu cầu cao. Tuy nhiên, hầu như hiện nay, các vùng trồng rừng nguyên liệu chỉ tập trung vào trồng hai loài keo lai và keo tai tượng, tuổi cây ngắn (5-7 năm là thu hoạch).

Trong khi hiện nay, các nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu đang có nhu cầu cao về nguyên liệu loại lớn để gia tăng giá trị xuất khẩu nhưng lại đang thiếu nguyên liệu.

Vì vậy, ngày 30-7, Bộ NN-PTNT đã ban hành quyết định hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây keo lai và keo tai tượng, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng, góp phần phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến các chương trình, dự án trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây keo lai và keo tai tượng có sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Đây cũng là một trong những cơ sở để xây dựng dự toán trồng rừng.

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, trong tháng 7-2019, giá trị xuất khẩu lâm sản ước đạt hơn 890 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản trong cả 7 tháng năm 2019 lên hơn 6 tỷ USD. Trong đó, riêng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 5,657 tỷ USD; xuất siêu lâm sản đạt 4,574 tỷ USD.

VĂN PHÚC (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.