Những cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thi đua phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo là một trong những nội dung quan trọng trong phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”. Thời gian qua, chi hội Cựu chiến binh (CCB) làng Krêl (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã trở thành điểm sáng trong việc vận động cán bộ, hội viên lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
Là già làng và cũng là hội viên tiêu biểu của chi hội CCB làng Krêl, ông Rơ Châm Bum luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động của địa phương. Với 2 ha cà phê, 1 ha cao su, 1 ha điều cùng đàn bò 13 con, mỗi năm gia đình ông thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Ông chia sẻ: “Mặc dù tuổi đã cao, không còn khỏe để lao động nhưng tôi vẫn thường xuyên động viên con cháu và người dân trong làng chịu khó lao động sản xuất, trồng cà phê, cao su, cây ăn quả… để nâng cao thu nhập, có cuộc sống tốt hơn. Phát triển kinh tế gia đình cũng là cách để hưởng ứng cuộc vận động xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.
  Ông Nguyễn Bá Nhạc chăm sóc vườn cây đinh lăng của gia đình. Ảnh: P.N
Ông Nguyễn Bá Nhạc chăm sóc vườn cây đinh lăng của gia đình. Ảnh: P.N
Ở làng Krêl, gia đình CCB Nguyễn Bá Nhạc cũng là một trong những hội viên tiêu biểu về phát triển kinh tế vườn. Là dân kinh tế mới vào Đức Cơ lập nghiệp, với bản lĩnh của người lính Cụ Hồ, ông đã quyết tâm bám đất, bám vườn. Từ nguồn vốn tích góp được cùng với vốn vay từ ngân hàng và nguồn chi hội hỗ trợ, ông Nhạc đã đầu tư trồng cây công nghiệp kết hợp với cây ăn quả và cây dược liệu. Hiện nay, với 3 ha cà phê, 800 trụ hồ tiêu, 100 cây ăn quả các loại và 2.000 cây đinh lăng, mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 300 triệu đồng. Ngoài ra, ông Nhạc cũng đã đầu tư một lò sấy cà phê và hệ thống máy xay tại nhà để phục vụ cho gia đình và bà con trong vùng. Kinh tế khá giả, ông thường xuyên giúp đỡ hội viên trong chi hội và người dân trong làng bằng cách cho vay vốn để phát triển sản xuất. Ông Nhạc cho biết: “Mới đây, tôi đã bỏ vốn ra đầu tư vào làm lò sấy cà phê với chi phí 160 triệu đồng. Công suất của lò là 10 tấn/mẻ, mỗi ngày sấy được 20 tấn. Việc vận hành lò sấy đã tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương”.       
Ông Nguyễn Hồng Tân chăm sóc vườn sầu riêng của gia đình. Ảnh: P.N
Ông Nguyễn Hồng Tân chăm sóc vườn sầu riêng của gia đình. Ảnh: P.N
Không chỉ điển hình trong phong trào phát triển kinh tế, CCB làng Krêl còn thực hiện tốt phong trào giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Đến nay, chi hội đã xây dựng được nguồn quỹ hơn 200 triệu đồng để hỗ trợ hội viên khó khăn vươn lên cải thiện cuộc sống. Nhờ đó, chi hội hiện có hơn 70% gia đình có kinh tế khá giả và có 9 hội viên tham gia Câu lạc bộ “CCB sản xuất, kinh doanh giỏi” huyện Đức Cơ. Ông Nguyễn Hồng Tân-Chi hội trưởng chi hội CCB làng Krêl-cho biết: Những năm qua, chi hội đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và Hội cấp trên tạo điều kiện cho hội viên tham gia nhiều khóa tập huấn, tham quan các mô hình sản xuất để học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế. Ngoài ra, từ nguồn quỹ của chi hội, nhiều gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn đã được vay với số tiền từ 20 triệu đồng trở lên để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Trao đổi với P.V, ông Trần Gioòng-Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Đức Cơ-cho biết: Ở huyện biên giới Đức Cơ, phong trào “CCB gương mẫu” từ lâu đã có sức lan tỏa rộng khắp với sự tham gia của nhiều hội viên người dân tộc thiểu số, trong đó chi hội làng Krêl là một trong những điểm sáng.
 PHẠM NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.