Chư Pưh: Hỗ trợ thiệt hại do dịch tả heo châu Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tính đến nay, thiệt hại do dịch tả heo châu Phi trên địa bàn huyện Chư Pưh, Gia Lai khoảng hơn 1,4 tỷ đồng. Hiện các cơ quan chuyên môn của huyện đã thống kê, đề xuất tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ người dân.
Nhiều thiệt hại
Dịch tả heo châu Phi xuất hiện đầu tiên tại xã Chư Don từ ngày 14-5, sau đó lây lan sang thị trấn Nhơn Hòa và 3 xã: Ia Phang, Ia Blứ và Ia Le. Số heo mắc bệnh, chết và tiêu hủy đến ngày 7-7 là 918 con với tổng trọng lượng 24.797 kg. Thiệt hại nặng nhất là xã Chư Don với 368 con heo bị tiêu hủy, trọng lượng 6.200 kg; Ia Le 289 con với trọng lượng 9.781 kg… Để phòng ngừa dịch bệnh, UBND huyện Chư Pưh đã công bố dịch, đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh. Sau gần 3 tháng, đến nay, huyện đã ngăn chặn và công bố không còn dịch tại 2 xã Chư Don, Ia Blứ và thị trấn Nhơn Hòa. Riêng xã Ia Phang đã qua 30 ngày không phát sinh heo mắc bệnh, heo chết, huyện đang hoàn tất các thủ tục công bố hết dịch; hiện trên địa bàn chỉ còn xã Ia Le xuất hiện tình trạng heo mắc bệnh rải rác.
Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Pưh, tính đến ngày 7-7, tổng thiệt hại do dịch tả heo châu Phi là hơn 1,4 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ kinh phí cho chủ vật nuôi có heo mắc bệnh buộc phải tiêu hủy trên 1 tỷ đồng, hỗ trợ công tác phòng-chống dịch như: mua vật tư, thuê xe múc hố và vận chuyển heo tiêu hủy; công vệ sinh tiêu độc khử trùng; công tiêu hủy và công chốt trực… trên 454 triệu đồng.   
Tiêu hủy heo chết tại xã Chư Don. Ảnh: N.D
Tiêu hủy heo chết tại xã Chư Don. Ảnh: N.D
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Minh Hà-Chủ tịch UBND xã Chư Don-cho hay: Sau khi phát hiện dịch tả heo châu Phi, UBND huyện đã xuất ngân sách 200 triệu đồng ứng trước cho xã tổ chức dập dịch. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, đến nay, xã đã được công bố hết dịch. Hiện tại, xã đã thống kê danh sách các hộ dân có heo chết và bị tiêu hủy để người dân và các thôn, làng ký xác nhận. Khi có kinh phí cấp về, xã sẽ sớm hỗ trợ cho người dân.
Đảm bảo hỗ trợ kịp thời, đầy đủ
Theo Quyết định số 401/QĐ-UBND của UBND tỉnh, mức hỗ trợ cho chủ vật nuôi có heo mắc bệnh dịch tả heo châu Phi buộc phải tiêu hủy tính từ ngày 14-5 đến 26-6 là 32.000 đồng/kg heo thịt và heo con; hỗ trợ 64.000 đồng/kg với heo nái và heo đực giống đang khai thác. Cụ thể, trong thời gian này, tổng số heo mắc bệnh buộc phải tiêu hủy là 776 con với trọng lượng 18.473 kg, giá trị thiệt hại trên 836 triệu đồng, gồm 618 con heo con và heo thịt, 120 con heo nái và 38 heo đực giống. Còn từ ngày 27-6 đến 31-12-2019 thực hiện hỗ trợ theo Quyết định số 793/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mức hỗ trợ 25.000 đồng/kg đối với heo con, heo thịt và 30.000 đồng đối với heo nái, heo đực giống. Thiệt hại trong thời điểm này khoảng trên 164 triệu đồng, chủ yếu tại xã Ia Le.
Ông Nguyễn Công Trình-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Pưh cho biết: Đơn vị phối hợp cùng các xã đang tiếp tục kiểm tra, rà soát số lượng heo tiêu hủy trong dân để hỗ trợ, đảm bảo công khai, minh bạch, không để xảy ra hiện tượng trục lợi chính sách hoặc để sót đối tượng.
Cũng liên quan đến công tác chi trả hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Hải-Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Chư Pưh-cho biết thêm: Ủy ban nhân dân các xã và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện có trách nhiệm thống kê thiệt hại của từng hộ dân. Trên cơ sở này, Phòng sẽ tiến hành rà soát, lập hồ sơ, chứng từ một cách cụ thể, chặt chẽ và chính xác từng bước một. Đồng thời, Phòng tham mưu UBND huyện trình các sở, ngành liên quan để chi trả kinh phí hỗ trợ cho người dân trong thời gian sớm nhất.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.