Khởi nghiệp với "Bột ngũ cốc Bé Trương"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nắm bắt được nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch của người tiêu dùng, chị Trương Thị Bé (thôn Hòa Thành, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, Gia Lai) đã tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để sản xuất bột ngũ cốc dinh dưỡng. Công việc này đem lại cho chị thu nhập khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng.
Khi chúng tôi đến nhà, chị Bé đang tất bật đóng bột ngũ cốc để giao cho khách. “Đơn hàng mỗi ngày một tăng, vì vậy, tôi phải làm ngày đêm mới đủ để giao cho khách. Hiện nay, ngoài thị trường Gia Lai, tôi chủ yếu bán sỉ cho các đại lý ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh…”-chị Bé cho biết.
  Chị Trương Thị Bé (bìa phải) đóng bột ngũ cốc giao cho khách.              Ảnh: Huyền Trân
Chị Trương Thị Bé (bìa phải) đóng bột ngũ cốc giao cho khách. Ảnh: Huyền Trân
Dừng tay rót ly nước mời khách, chị Bé kể: “Ngày trước, mẹ cũng tận dụng các loại đậu do nhà trồng để làm bột ngũ cốc cho chúng tôi uống. Vì vậy, sau này lớn lên, tôi học mẹ làm bột ngũ cốc. Ban đầu, tôi chỉ làm cho mọi người trong nhà sử dụng và tặng bạn bè. Khi uống bột ngũ cốc dinh dưỡng tôi làm, ai cũng khen thơm, ngon và khích lệ tôi là làm bán. Vì vậy, tôi quyết tâm làm để bán ra thị trường”.
Đầu năm 2016, chị Bé bắt đầu sản xuất bột ngũ cốc dinh dưỡng tại nhà với thương hiệu “Bột ngũ cốc Bé Trương” để đưa ra thị trường. Mới đầu, do chưa có vốn, chị chỉ làm thủ công với số lượng nhỏ, bán cho những người thân quen. Khi sản phẩm được nhiều người biết đến, chị đã đầu tư vốn mua thêm máy sấy hạt, máy nghiền bột để mở rộng sản xuất. Để bột ngũ cốc ngon, an toàn cho người tiêu dùng, chị lựa chọn nguyên liệu rất kỹ. Các loại đậu đều do chị tự trồng hoặc mua của người dân tại địa phương; riêng hạt yến mạch và quả óc chó thì dùng hàng nhập khẩu từ Mỹ với nguồn gốc rõ ràng. Trước khi đem sấy, chị Bé đều rửa các loại hạt nhiều lần bằng nước sạch. Sau đó, tùy vào từng loại hạt, chị rang sấy ở nhiệt độ khác nhau để hạt chín đều, đảm bảo chất dinh dưỡng rồi trộn theo công thức phù hợp với từng đối tượng sử dụng trước khi đem nghiền thành bột. “Sản phẩm bột ngũ cốc được sử dụng cho tất cả các đối tượng như: bột ăn dặm cho trẻ nhỏ, bột dành cho phụ nữ mang thai, người già, người ăn kiêng… Với phương châm vì sức khỏe khách hàng, tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm tốt nhất, không chạy theo số lượng”-chị Bé chia sẻ.
Sản phẩm “Bột ngũ cốc Bé Trương” được làm từ 15 loại nguyên liệu như đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, bắp nếp trắng, hạt sen, đậu ván, hạt óc chó… Hiện nay, chị Bé đang tập trung sản xuất 4 loại bột ngũ cốc chính gồm: ngũ cốc lợi sữa, ngũ cốc ăn kiêng, ngũ cốc tăng cân và ngũ cốc dành cho bà bầu. Để nhiều người biết đến sản phẩm của mình, chị Bé đã quảng cáo trên mạng xã hội. Nhờ đó, đến nay, “Bột ngũ cốc Bé Trương” được nhiều người biết đến như một sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao. Trung bình mỗi ngày, chị bán ra thị trường 20-30 kg bột ngũ cốc với giá 200 ngàn đồng/kg. Công việc này đem lại cho chị nguồn thu nhập ổn định khoảng 15 triệu đồng/tháng.
Không chỉ làm bột ngũ cốc dinh dưỡng, cách đây 6 tháng, chị Bé còn bắt tay sản xuất sản phẩm trà gạo lứt đậu đen lá sen. Hiện sản phẩm này bán rất chạy. Chị Bé cho biết: “Nắm bắt được nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, tôi đã học cách làm trà gạo lứt đậu đen lá sen để bán kiếm thêm thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng. Trong thời gian tới, gia đình tôi dự định chuyển đổi diện tích hồ tiêu bị chết sang trồng các loại đậu làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm phục vụ sức khỏe người tiêu dùng”.
 HUYỀN TRÂN

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.