Chuyện nhà nông: Cẩn trọng khi chọn giống cây trồng ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã bắt đầu xuống giống vụ mùa 2019. Đây cũng là thời điểm vườn ươm bán các loại giống cây trồng ra thị trường. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dân cần cân nhắc khi chọn lựa cây giống sao cho đảm bảo chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Ngoài các giống cà phê phục vụ tái canh và cây ăn quả đang được người dân trồng xen canh trong các vườn cà phê và hồ tiêu, vụ mùa năm nay, cây mì cũng được đa số bà con lựa chọn, bởi trong 2 năm trở lại đây, mì được giá, ổn định ở mức 2.000-3.000 đồng/kg tươi. Tuy nhiên, trước tình hình bệnh khảm lá vi rút hại mì xuất hiện thời gian qua tại một số huyện như: Chư Pưh, Ia Pa, Krông Pa, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa (chủ yếu là giống KM 419 và HL-S11), bà con nông dân cần lựa chọn những giống phù hợp theo sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tránh thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
 Người dân xã Lơ Pang, huyện Mang Yang làm cỏ cho mì. Ảnh: N.D
Người dân xã Lơ Pang, huyện Mang Yang làm cỏ cho mì. Ảnh: N.D
Ông Nguyễn Thành Viên (làng Groi, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) cho biết: “Gia đình tôi vừa trồng xong 2 ha mì. Những năm trước, nguồn hom giống có sẵn để trồng lại. Vừa rồi được cán bộ tư vấn giống mì lùn cho năng suất và hàm lượng tinh bột cao hơn các giống mì cũ nên tôi đã chuyển sang trồng thử. Theo đó, gia đình đầu tư 6,8 triệu đồng mua khoảng 400 bó mì giống, mỗi bó khoảng 25 cây mua từ xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) về trồng. Giá hom mì năm nay cao hơn những năm trước, nếu mua sỉ là 17.000 đồng/bó, còn mua lẻ khoảng 20.000 đồng/bó”. Cũng theo ông Viên, 2 ha mì của gia đình ông nếu sản xuất theo hướng cơ giới hóa và chăm sóc tốt sẽ đạt sản lượng khoảng 30 tấn/ha. 
Cùng với cây mì, theo khảo sát của P.V, hiện nay, các vườn ươm và cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh cũng đã chuẩn bị nguồn giống cây ăn quả rất dồi dào. Không những thế, tại một số địa phương có tình trạng cá nhân đưa xe ô tô chở cây giống đi rao bán. Tuy nhiên, chưa có căn cứ, cơ sở nào đánh giá được về chất lượng cây giống này. 
Trao đổi với P.V về vấn đề này, ông Hà Ngọc Uyển-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh-cho biết: “Để đảm bảo chất lượng giống cây trồng và vật tư nông nghiệp cho người dân sản xuất, ngay từ đầu vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT đã hướng dẫn người dân lựa chọn giống cây trồng phù hợp với từng vùng, địa phương và mua ở những cơ sở có uy tín và có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh. Mới đây, Sở đã thành lập 2 đoàn thanh-kiểm tra liên ngành về tình hình sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung công tác quản lý giống cây trồng đảm bảo chất lượng giúp người dân lựa chọn giống tốt cùng với nguồn vật tư nông nghiệp đảm bảo góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững”.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.