Bayer Agricademy: Mở ra cơ hội mới cho người trồng cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với việc từng bước nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và bền vững, Bayer đã hợp tác với các nhà khoa học ra mắt dự án Bayer Agricademy. Những thành công ban đầu của dự án đã mở ra cho người trồng cà phê cơ hội mới.
Xử lý tuyến trùng không cần luân canh
Tháng 7.2017, ông Trần Văn Nhiên (xã Quảng Hiệp, huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk) nhổ bỏ 1ha cà phê già cỗi để tái canh. Thay vì thực hiện luân canh để cải tạo đất, xử lý tuyến trùng (ít nhất 2 năm theo quy trình tái canh cà phê của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), ông Nhiên trồng mới cà phê ngay. 20 tháng sau, vườn cà phê tái canh của ông Nhiên đã cao ngang đầu người, cành lá xum xuê và đang cho quả.
 
Tiến sĩ Phạm Công Trí, đại diện WASI chia sẻ kết quả mô hình sử dụng thuốc BVTV qua hệ thống tưới Drip Protection. Ảnh: D.H

Tiến sĩ Phạm Công Trí, đại diện WASI, người trực tiếp tham gia khảo nghiệm quá trình áp dụng giải pháp Drip Protection khẳng định "Với giải pháp này, nông dân không cần phải luân canh để cải tạo đất, xử lý tuyến trùng mà có thể tái canh cà phê ngay sau khi nhổ bỏ diện tích già cỗi".


Theo ông Nhiên, quá trình tái canh thay vì phun thuốc, ông đã dùng thuốc kiểm soát tuyến trùng thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt, giúp ông đưa thuốc vào đúng vị trí cần thiết. "100% cà phê tái canh đều phát triển tốt, không hề có dấu hiệu dịch bệnh. Ngoài ra, gia đình còn tiết kiệm được nước tưới, phân bón…" - ông Nhiên cho biết.
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật qua hệ thống tưới nhỏ giọt là giải pháp Drip Protection thuộc dự án Bayer Agricademy của Bayer. Dự án Bayer Agricademy là một chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho nông dân trong canh tác nông nghiệp bằng cách cung cấp các khóa đào tạo cho nông dân địa phương để xây dựng kiến thức và kỹ năng về sản xuất cây trồng an toàn, bền vững, có lợi nhuận và được chấp nhận trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, Bayer Agricademy sẽ chú trọng hỗ trợ phát triển nông nghiệp hiện đại cho nông dân trong lĩnh vực cà phê và trái cây.
Tại Đăk Lăk, Bayer Agricademy đã được khảo nghiệm và chính thức ra mắt hôm 15.5 tại TP. Buôn Ma Thuột. Lễ ra mắt dự án đã thu hút hơn 100 đơn vị liên quan trong ngành như đại diện Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi Trường của Quốc hội; Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam; Cục Trồng trọt; Cục Bảo vệ thực vật; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Lăk, Gia Lai và Đăk Nông…
Theo đánh giá của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), Drip Protection là một giải pháp nông nghiệp công nghệ cao giúp tái canh cà phê thành công nhờ các ưu điểm: Tiết kiệm nước, lợi ích sinh thái, giải pháp thân thiện với môi trường, tối ưu lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng (với lượng hợp lý) cũng như giúp nông dân ít tiếp xúc với thuốc.
Tiến sĩ Phạm Công Trí, đại diện WASI, người trực tiếp tham gia khảo nghiệm quá trình áp dụng giải pháp Drip Protection khẳng định "Với giải pháp này, nông dân không cần phải luân canh để cải tạo đất, xử lý tuyến trùng mà có thể tái canh cà phê ngay sau khi nhổ bỏ diện tích già cỗi".
Liên kết thị trường để phát triển bền vững  
Cùng với giải pháp Drip Protection, dự án Bayer Agricademy còn giúp nông dân về khả năng liên kết thị trường thông qua sáng kiến Better Life Farming Alliance. Sáng kiến này nhằm phát triển các mô hình kinh doanh bền vững và có thể mở rộng theo hướng có lợi cho nông hộ nhỏ trồng cà phê.
Năm 2018, Better Life Farming đã được triển khai ở huyện Lạc Dương và huyện Di Linh, Lâm Đồng cho 190 nông dân với tổng diện tích 300ha. Kết quả, so với vụ trước, sản lượng cà phê Arabica ở huyện Lạc Dương tăng 31 - 33%, sản lượng cà phê Robusta ở huyện Di Linh tăng 17 - 29%, 5 khóa tập huấn thu hút 190 nông dân tham gia và 10 mô hình áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt giúp thực hành tiết kiệm nước.
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt đánh giá cao những kết quả mà các bên đã đạt được trong dự án khảo nghiệm giải pháp tái canh cà phê và góp phần hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam. Ông Tùng đề xuất nên thúc đẩy và chuyển giao giải pháp tiên tiến này đến cộng đồng nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên, hỗ trợ họ gặt hái được nhiều thành công hơn trong việc trồng lại cà phê. 
Duy Hậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.