9X Gia Lai nuôi "đàn chuột" đẻ ra tiền bạc nhưng chỉ ăn tre, mía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau nhiều lần thất bại, tiêu tốn hàng chục triệu đồng, cuối cùng chàng trai trẻ 9X Lê Đức Linh (25 tuổi, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) cũng sở hữu cả trại dúi với số lượng khoảng 200 con. Chỉ ăn tre, mía trung bình một năm "đàn chuột"-cách người dân ỏ đây gọi đàn dúi của anh Đức “đẻ” ra hơn 120 triệu đồng.
Đam mê với chuột hamster và dúi từ nhỏ, nhưng mãi đến năm 2015 sau khi đi bộ đội về Lê Đức Linh mới bắt đầu tập tành nuôi dúi. Tuy nhiên, mọi việc không dễ như anh nghĩ, “năm lần bảy lượt” cứ bắt dúi giống về nuôi được 1, 2 tháng là cả đàn chết sạch.
Sau nhiều lần thất bại, tiêu tốn hàng chục triệu đồng anh Đức cũng thở phào nhẹ nhõm khi đàn dúi bắt đầu lớn dần và bước vào giai đoạn sinh sản. Nhưng một lần nữa, anh lại “trắng tay” vì trong quá trình sinh sản đàn dúi tự cắn nhau chết gần hết.
 
 "Đàn chuột" ăn tre, mía nhưng "đẻ" ra tiền bạc của chàng trai trẻ Lê Đức Linh.
Sau chuỗi ngày thất bại, anh Linh bị gia đình cấm hẳn nhưng vì đam mê sống chết cùng dúi nên anh đánh liều tiếp tục bắt dúi về nuôi.
“Thời gian trôi qua, đàn dúi của mình bắt đầu lớn dần và bước vào giai đoạn sinh sản. Rút kinh nghiệm bởi những lần thất bại trước đó, mình thức đêm quan sát con nào hợp với con nào và ngược lại. Không hợp nhau là mình bỏ ra luôn để phòng chúng cắn nhau chết, cũng từ đó đàn dúi của mình được nhân rộng lên…”, anh Linh cho hay.
 
Dúi khá giống với chuột rừng, chuột rẫy nhung giá bán cao hơn, thịt dúi cũng ngon hơn.
Từ 10 con dúi ban đầu, chỉ sau mấy năm anh Linh đã mở cả trang trại dúi với số lượng lên đến hàng trăm con. Hiện tại, đa phần anh bán dúi giống nên tiêu chuẩn lựa chọn dúi sinh sản khá cao. Về giá cả, mỗi cặp dúi giống anh Linh sẽ bán với giá từ 1 triệu đến 1.200.000 đồng. Dúi giống sau khi tách mẹ khoảng 3 lạng/con là có thể xuất bán. Còn dúi thịt giá bán sẽ dao động khoảng 550.000 đồng/kg.
 
Anh Linh bán một cặp dúi giống sẽ có giá hơn 1 triệu đồng
Khá chú trọng về việc duy trì đàn dúi sinh sản nên chưa bao giờ trại dúi của anh Linh trống chuồng. Hiện trại của anh có khoảng 200 con, trong đó 100 con là dúi cái sinh sản.
Chia sẻ với kinh nghiệm nuôi dúi và cách chăm sóc dúi, anh Linh chia sẻ: “Khi xác định nuôi dúi rất cần sự kiên trì, tỉ mỉ và chăm chú quan sát nhất là giai đoạn sinh sản, không hợp dúi có thể cắn chết nhau. Về bệnh tật, dúi mốc lớn thường mắc bệnh phổi nên khi xây dựng chuồng trại cần tránh hướng gió...".
Theo 9X Lê Đức Linh, nuôi dúi quan trọng nhất vẫn là khâu chọn giống. Phải chọn những con dúi khỏe mạnh, cân nặng từ 3 lạng trở lên lông đầy đủ, mượt và phải nuôi từ lúc dúi nhỏ đừng ham chọn dúi lớn, sẽ nhanh chết. Ngoài ra khi làm chuồng trại cho dúi, phía trên mái cần phải cách nhiệt tránh trường hợp dúi nóng chết và dưới sàn phải lắp đặt hệ thống làm mát...
 
Sau chuỗi ngày thất bại, cuối cùng chàng trai trẻ 9X Lê Đức Linh cũng sở hữu cả trang trại dúi sinh sản.
Chỉ là một công việc phụ thêm, nhưng chàng trai Phó bí thư đoàn xã Ia Le Lê Đức Linh vẫn có thể thu về khoảng 10 triệu đồng/tháng nhờ mạnh dạn phát triển mô hình nuôi dúi. Sắp tới, anh Đức cho hay sẽ mở thêm một trại dúi mới nên thời gian này anh đang tập trung chọn lọc và nhân giống dúi.
 
Thức ăn của loài dúi này chỉ là bắp, tre, mía cây nên lợi nhuận về kinh tế khá cao
 
Dúi đực có cân nặng khoảng gần 1kg là có thể phối giống
 
...còn dúi giống sẽ đạt 3 lượng/con
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đỗ Văn Đặng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Le cho biết: “Chúng tôi đánh giá khá cao về mô hình nuôi dúi của anh Linh. Trước đây, gia đình anh Linh trồng tiêu, mô hình nuôi dúi xuất hiện khi vườn tiêu của gia đình bị chết và giá tiêu giảm sâu. Về kinh nghiệm nuôi dúi chàng trai này nắm khá rõ.

"Những mô hình nhu nuôi dúi này, hiện tại chúng tôi vẫn chưa thể đánh giá có thực sự ổn định hay không và trên địa bàn xã cũng chưa nhiều. Nhưng bước đầu mô hình nuôi dúi, thu nhập từ dúi đã cải thiện được kinh tế của người dân. Ngoài nuôi dúi, hiện bên phía Hội Nông dân cũng đang khuyến khích, hỗ trợ bà con nông dân phát triển một số mô hình như trồng dâu nuôi tằm, nuôi dê… để giúp phát triển kinh tế sau những vụ tiêu buồn”, ông Đỗ Văn Đặng.

Trần Hiền (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.