Nông nghiệp Việt đối mặt rủi ro và tổn thương lớn năm 2019?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, năm 2019, khu vực nông nghiệp của Việt Nam đối mặt nhiều rủi ro và tổn thương rất lớn, nhất là các sản phẩm chăn nuôi.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của ngành Công Thương diễn ra sáng 17/1, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT – ông Nguyễn Xuân Cường cho rằng, năm 2019 được xác định là năm rất khó khăn vì chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu cao, trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều yếu tố bất ổn, nhất là căng thẳng thương mại Trung Quốc và Mỹ chưa bình thường.
Việt Nam gia tăng chế biến nông sản, tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong chuỗi tiêu thụ toàn cầu.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều bất lợi khi những thị trường nhập khẩu khổng lồ thay đổi phương thức thương mại, thay đổi cơ quan quản lý đối với các mặt hàng nông sản sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề, đó là chưa nói đến các yếu tố nội tại khi nền sản xuất trong nước từ quy mô sản xuất nhỏ lẻ đi lên.
Chính vì thế, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị Bộ Công Thương cùng với Bộ NN&PTNT cần có sự liên kết chặt chẽ hơn trong năm 2019 trong việc phát triển thị trường cũng như những kỹ năng bảo vệ thị trường. Nhất là khi Việt Nam bắt đầu thực thi cam kết của Hiệp định CPTPP trong năm 2019, khu vực nông nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro và tổn thương rất lớn, nhất là các sản phẩm chăn nuôi có xuất xứ từ Canada, Austrlia, New Zealand… rộng cửa hơn để thâm nhập thị trường Việt Nam.
“Đề nghị Bộ Công Thương cần có chương trình phối hợp với ngành nông nghiệp chặt chẽ hơn, nếu không rất căng thẳng. Hai bên cần thực hiện tốt những chủ trương của Quốc hội, Chính phủ để biến thách thức thành cơ hội trong năm 2019, tiếp tục đạt thành tích cao hơn năm 2018”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn.
Theo dự báo của ngành Công Thương, tình hình xuất khẩu năm 2019 tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức khi kinh tế thế giới còn nhiều yếu tố bất ổn nên tăng trưởng được dự báo không ở mức cao, trong khi nguồn cung toàn cầu tiếp tục tăng và ngày càng nhiều nước tham gia cung ứng nông sản.
Đặc biệt, giá xuất khẩu nông sản khó có khả năng tăng như năm 2017 và có xu hướng ổn định như năm 2018, do vậy, đây không còn là yếu tố thuận lợi tác động đến tăng trưởng xuất khẩu. Bên cạnh đó, các năng lực sản xuất mới đến từ đầu tư công nghệ chế biến nông sản chưa tạo ra nhiều kỳ vọng tăng trưởng về giá và nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu.
Đối với nhiều mặt hàng nông, thủy sản, do hạn chế về diện tích đất canh tác và nuôi trồng nên khả năng tăng sản lượng là thách thức lớn nếu không đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Ngoài ra, dự báo về xu hướng nắng hạn trong năm 2019 do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino cũng sẽ gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá kết quả năm 2018, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu khó khăn về thương mại nhưng năm 2018 hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc đều có sự cải thiện rất tích cực.
“Đã có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, điều đó chứng minh rằng nền sản xuất Việt Nam đã đa dạng và bắt kịp với xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu”, ông Cường nói.
Theo ông Cường, công tác tái cơ cấu nông nghiệp năm 2018 tiếp tục trên đà đổi mới khi có sự vào cuộc của cả hệ thống, ngành nông nghiệp đã tập trung vào xây dựng và đưa thương hiệu tham gia chuỗi giá trị, đặc biệt là công nghiệp chế biến khi năm 2018 có đến 16 dự án chế biến được triển khai.
Công nghiệp trong nông nghiệp năm vừa qua cũng có nhiều thay đổi, góp phần hướng đến chuỗi liên kết có chế biến, có thị trường. Công nghiệp và nông nghiệp đã có liên kết phát triển, đưa thương mại nông sản đạt kỷ lục 40,2 tỷ USD và tiếp tục duy trì với 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD và sản xuất theo yêu cầu của “chợ thị trường”.
Nguyễn Quỳnh (VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.