Đắk Lắk không tăng diện tích càphê ngoài vùng quy hoạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo ông Nguyễn Hải Ninh, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, từ nay đến năm 2030, tỉnh không những không tăng diện tích càphê ngoài vùng quy hoạch mà còn tiếp tục giảm diện tích xuống chỉ còn 180.000ha.

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)



Đồng thời, tỉnh tuyên truyền, vận động các nông hộ tập trung phá bỏ diện tích càphê già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh (15-20 năm tuổi trở lên), sâu bệnh, cho năng suất kém để trồng tái canh.

Tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành quy hoạch lại diện tích càphê và qua đó cho thấy hơn 1/3 diện tích càphê của tỉnh ở độ tuổi từ 15-20 năm tuổi trở lên; trong đó, nhiều diện tích không nằm trong vùng quy hoạch (có độ dốc lớn từ 15 độ trở lên), không chủ động được nguồn nước tưới, đất đai, khí hậu không thích hợp...) dẫn đến chi phí sản xuất cao, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém.

Theo kế hoạch, từ năm 2011-2020, tỉnh Đắk Lắk trồng tái canh 41.587ha, tập trung ở các huyện vùng trọng điểm càphê của tỉnh như Cư M’gar, Krông Pắk, Cư Kuin, Krông Năng, Krông Búk, Ea H’leo, thị xã Buôn Hồ... Thế nhưng, đến nay, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở tỉnh Đắk Lắk cũng chỉ mới trồng tái canh được 26.819ha, đạt 64,48%; trong đó, năm 2018, trồng tái canh nhiều nhất cũng chỉ mới đạt 4.862 ha/6.839 ha, đạt hơn 71% kế hoạch năm.

Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, cho biết phần lớn diện tích càphê trồng tái canh được các nông hộ, doanh nghiệp đưa chín giống càphê vối mới vào trồng như TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13. Đây là những giống càphê mới không những cho năng suất cao từ 4,2-7 tấn càphê nhân/ha mà còn có chất lượng tốt, cỡ hạt lớn đạt loại 1 trên 65%, kháng cao với bệnh gỉ sắt, tăng khả năng cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu này trên thị trường thế giới.

Đặc biệt, có bốn dòng càphê vối chín muộn, gồm TR9, TR11, TR12, TR13 nhằm giúp cho các nông hộ, doanh nghiệp chuyển dần thời gian thu hoạch càphê vào mùa khô để không những thuận lợi trong việc thu hoạch mà còn bảo đảm chất lượng càphê không bị hư hỏng do mưa trong quá trình phơi, sấy, giảm được một đợt tưới nước trong mùa khô...

Các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê ở tỉnh Đắk Lắk cũng đã đầu tư thâm canh đồng bộ cây càphê ngay từ đầu từ khâu chọn giống tốt, sạch sâu bệnh, làm đất, bón phân, tưới nước đến chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại... Đặc biệt, các nông hộ, doanh nghiệp đã thực hiện chặt chẽ quy trình kỹ thuật trồng tái canh càphê nên cho năng suất, sản lượng đạt cao.

Nhờ vậy, tuy giảm diện tích nhưng sản lượng càphê nhân trong mỗi niên vụ từ nay đến năm 2020 vẫn đạt từ 450.000 tấn trở lên và đến năm 2030, phấn đấu đạt từ 550.000 tấn càphê nhân trở lên trong mỗi niên vụ. Riêng niên vụ càphê 2018-2019, tuy giảm diện tích gần 4.204ha nhưng tỉnh vẫn ước đạt trên 464.175 tấn càphê nhân, tăng gần 4.400 tấn so với niên vụ năm ngoái.

Tuy nhiên, hiện nay, tiến độ trồng tái canh càphê ở tỉnh vẫn còn quá chậm. Nguyên nhân chính là do các nông hộ thiếu vốn đầu tư, trong khi đó giá một số sản phẩm như bơ, sầu riêng…đang ở mức cao nên các nông hộ không muốn trồng tái canh càphê ngay mà có khuynh hướng trồng xen các loại cây ăn quả lâu năm được thị trường ưa chuộng trong vườn càphê...

Tỉnh Đắk Lắk hiện có 204.808ha càphê; trong đó, có 187.279 ha cho thu hoạch, với năng suất ước đạt bình quân 24,46 tạ/ha. Đây cũng là địa phương có diện tích, năng suất, sản lượng càphê nhân nhiều nhất nước.

 

Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.