Chuyện ông Sáu vận động người dân làm cánh đồng mía lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Từ chủ trương của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền địa phương, sự nhiệt tình vận động nhân dân của ông Lê Văn Sáu mà xã có được cánh đồng mía lớn gần 70 ha. Ngoài ra, ông Sáu thường xuyên cập nhật giống mía mới, hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, nhờ đó năng suất mía luôn đạt trên 100 tấn/ha, mang lại thu nhập cao cho người dân”-ông Nguyễn Văn Minh-Chủ tịch UBND xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai cho biết.
Bỏ qua dị nghị để làm cánh đồng mía lớn
Trong căn nhà ấm áp đượm hương trà, ông Lê Văn Sáu (thôn Tân Hội, xã Tân An) kể: ông là một đại lý thu mua mía cho Nhà máy Đường An Khê. Quá trình thu mua mía, ông nhận ra người trồng mía có liên kết với nhau, làm cánh đồng lớn thì lợi nhuận mới cao. Mãi quẩn quanh với suy nghĩ đó, đến năm 2013, thông qua chủ trương của nhà nước và Nhà máy Đường An Khê khuyến khích người dân làm cánh đồng lớn, ông mạnh dạn đăng ký với nhà máy sẽ vận động người dân làm cánh đồng mía rộng 5 ha. “Nhìn cánh đồng mía phẳng phiu của hàng chục hộ dân trong thôn, tôi chắc mẩm sẽ vận động được nhiều hơn thế. Tuy nhiên, khi đưa ra ý kiến người đồng thuận thì ít, mà bàn ra thì nhiều, thậm chí có người còn nói tôi làm để thu lợi cho riêng mình, rảnh ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng…”.
Ông Sáu bên đồng mía. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Sáu bên đồng mía. Ảnh: Ngọc Minh
Bỏ qua những lời dị nghị, gièm pha, ròng rã gần 1 năm trời, không kể ngày đêm, ông Sáu đến từng nhà tuyên truyền vận động; tự bỏ tiền ra mời hơn 10 hộ dân trong thôn đi tham quan các mô hình trồng mía lớn trong và ngoài huyện; đứng ra ký cam kết, đảm bảo người trồng mía theo mô hình cánh đồng lớn sẽ được hưởng những ưu tiên, ưu đãi, đầu tư từ phía nhà máy…“Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả từ nhà nước, các cấp chính quyền địa phương và nhà máy đường An Khê mà người dân đã đồng tình phá bờ, dồn điền đổi thửa làm cánh đồng mía lớn. Đến nay, đã xây dựng được cánh đồng mía rộng gần 70 ha với sự tham gia của 150 hộ dân thuộc 2 thôn Tân Hòa và Tân Hội”-ông Sáu phấn khởi nói.
Theo ông Sáu, người dân tham gia sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn được hưởng lợi nhiều, không phải bỏ vốn đầu tư, không tốn sức lao động vì từ khâu trồng, chăm sóc, đến thu hoạch đều được cơ giới hóa, năng suất, chất lượng mía đạt cao…“Vụ mía 2017-2018 giá mía xuống thấp như vậy, mà người trồng mía theo mô hình cánh đồng lớn vân lãi từ 15-20 triệu đồng/ha”-ông Sáu dẫn chứng.
Vì lợi ích người trồng mía
Để người dân có điều kiện trồng, chăm sóc mía theo đúng quy trình kỹ thuật, ngoài sự hỗ trợ của nhà máy đường An Khê, hàng năm ông Sáu bỏ vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng cho hơn 100 hộ dân trong và ngoài thôn mua giống, phân bón, trả tiền thuê công làm cỏ, công chặt... “Tôi bỏ tiền đầu tư không tính lời lãi, chỉ mong người trồng thu lợi nhuận cao, có tiền trả lại cho tôi, vụ sau còn tái đầu tư”-ông Sáu chia sẻ.
Gia đình ông Cao Thành Hổ (thôn Tân Hội) có 1,5 ha mía, năm nào cũng nhận sự đầu tư từ ông Sáu vài chục triệu đồng. Ông Hổ cho hay: chi phí cho 1 ha mía từ 15-40 triệu đồng, tùy thuộc vào trồng mới hay chăm sóc mía lưu gốc là số tiền khá lớn với người nông dân, do đó từ năm 2013 đến nay không chỉ gia đình ông mà nhiều người trong thôn đều phải mượn vốn. “Nhờ có tiền mua phân bón vật tư kịp thời, nên năng suất mía đạt cao, thu nhập của người trồng mía tăng lên”-ông Hổ nói.
Thu hoạch mía bằng cơ giới. Ảnh: Đức Thụy
Thu hoạch mía bằng cơ giới. Ảnh: Đức Thụy
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Nhỏ-Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đak Pơ cho biết: Ông Lê Văn Sáu là hội viên gương mẫu đi đầu trong phong trào xây dựng cánh đồng mía lớn; tích cực tham gia các hoạt động của hội; giúp người trồng mía áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Không những thế, khi người trồng mía gặp khó khăn về vốn ông sẵn sàng giúp đỡ để mua vật tư, phân bón, giống mía…Nhờ vậy mà quá trình trồng chăm sóc mía đúng thời vụ, đạt kế hoạch, hiệu quả, nâng cao sản lượng, nâng cao thu nhập cho người dân. “Từ những hoạt động và đóng góp trên, năm 2017 ông Sáu được Hội Nông dân tỉnh Gia Lai cử đi dự Hội nghị điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân sản xuất giỏi giai đoạn 2012-2017 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức; được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giai đoạn 2012-2017”-ông Nhỏ cho biết thêm.
Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.