Gia Lai: Chủ động phòng ngừa bệnh dịch tả heo châu Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước tình hình bệnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện ở một số nước và có nguy cơ lây lan, thực hiện ý kiến của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai các giải pháp phòng ngừa.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, bệnh dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện tại  6 tỉnh của Trung Quốc với 14 ổ dịch, khiến nước này phải tiêu hủy hơn 38.000 con heo. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra, chủ yếu lây lan do tác động của con người như vận chuyển heo và các sản phẩm từ heo. Hiện bệnh dịch tả heo châu Phi đang bùng phát tại nhiều nước trên thế giới và có nguy cơ xâm nhiễm vào nước ta. Bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc đặc trị mà chủ yếu áp dụng các biện pháp ngăn chặn xâm nhiễm.
  Chăm sóc đàn heo tại Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh. Ảnh: N.D
Chăm sóc đàn heo tại Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh. Ảnh: N.D
Tại Gia Lai, 3 huyện Đức Cơ, Ia Grai và Chư Prông có đường biên giới với Campuchia là điều kiện để bệnh dịch tả heo châu Phi xâm nhập. Bên cạnh đó, các tuyến quốc lộ 19, 14 và 25-nơi các tỉnh, thành trong cả nước vận chuyển heo và các sản phẩm từ heo đi qua-cũng là một trong những nguy cơ lan truyền mầm bệnh vào tỉnh. Để chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1990/UBND-NL chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương triển khai giải pháp ngăn chặn từ xa như: tăng cường kiểm tra, giám sát đàn heo tại địa phương; tuyên truyền phổ biến đến người chăn nuôi các dấu hiệu của bệnh dịch tả heo châu Phi và mức độ nguy hiểm; phát động tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng đợt 2. Đặc biệt, các huyện biên giới cần nhanh chóng chỉ đạo các xã, thôn tuyên truyền, vận động người dân không tham gia buôn bán, vận chuyển heo và sản phẩm từ heo không rõ nguồn gốc qua biên giới, kể cả quà tặng của cư dân biên giới, kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu heo qua biên giới…
Ông Nguyễn Hồng Lam-Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ-cho biết: “Ngay sau khi có công văn chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền đến người dân, khi phát hiện có những nghi vấn của bệnh thì phải báo cáo nhanh cho thú y cơ sở, sau đó lực lượng chức năng của huyện sẽ kiểm tra, xác minh rõ ràng. Bên cạnh đó, huyện cũng đề nghị lực lượng Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh phối hợp kiểm soát chặt chẽ động vật xâm nhập vào địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, những động vật có nguồn gốc rõ ràng mới cho xuất-nhập khẩu… Đồng thời, UBND huyện giao Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các xã, thị trấn nếu phát hiện có ổ dịch cần tập trung khoanh vùng, xác định nguyên nhân gây bệnh để xử lý triệt để. Đặc biệt, phải tổ chức tiêu hủy nếu phát hiện những trường hợp vi phạm vận chuyển, tiêu thụ không rõ nguồn gốc …”. Còn Trung tá Bế Ngọc Linh-Phó Chủ nhiệm Hậu cần (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) cho hay: Sau buổi họp trực tuyến với Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa qua, đơn vị sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất với lãnh đạo xây dựng kế hoạch, phương án phòng bệnh dịch tả heo châu Phi nhằm ngăn chặn từ xa, không để bệnh xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh.
Trao đổi với P.V, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên khẳng định: Ngay sau khi nhận được công điện khẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT lập kế hoạch cụ thể ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi vào địa bàn tỉnh. Các ngành chức năng và các địa phương chủ động phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, giết mổ gia súc…, bảo vệ đàn gia súc phát triển ổn định từ nay đến cuối năm. Cùng với đó, UBND tỉnh cũng đã nêu một số kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành về việc tiếp tục hỗ trợ công tác phòng-chống dịch bệnh động vật như: đề nghị Cục Thú y bố trí cán bộ làm công tác kiểm dịch động vật tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh; tăng cường lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút gây bệnh dịch tả heo châu Phi, từ đó đưa ra những khuyến cáo, giúp công tác phòng-chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao…         
Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.