Xuất hiện bọ cánh cứng phá hoại hàng chục ha cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại tỉnh Kon Tum, tình trạng bọ cánh cứng phá hoại cây cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản từ những năm trước lại đang tái diễn ở xã Đắk Mar, huyện Đắk Hà.
Đáng lo ngại là hiện chưa có cách phòng trừ hiệu quả và diện tích thiệt hại thì đã lên tới hàng chục ha.
Diện tích cà phê bị bọ cánh cứng phá hoại ở xã Đắk Mar, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum hiện đã tới trên 60ha, chủ yếu là cà phê trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Diện tích này được Công ty TNHH Một thành viên 704, thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam giao cho người dân làng Kon Klốc trồng tái canh.
Một cây cà phê bị bọ cánh cứng ăn cụt ngọn
Một cây cà phê bị bọ cánh cứng ăn cụt ngọn
Quan sát cho thấy bọ cánh cứng có thân màu vàng nâu, kích thước bằng hạt đậu đen, gây hại vào ban đêm khoảng từ 18h30 đến 21h. Mật độ tập trung của bọ cánh cứng trên một cây cà phê có chỗ lên tới cả trăm con. Loại bọ này thường ăn lá non khiến cây cà phê bị cụt ngọn, lá thủng lỗ chỗ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.
Trong hơn 60ha cà phê bị bọ cánh cứng phá hoại, chỉ còn khoảng 10ha có khả năng phục hồi, đa số diện tích còn lại cây cà phê bị chết. Ông Trần Văn Tài, Công ty TNHH MTV Cà phê 704 cho biết, đơn vị đã sử dụng nhiều biện pháp diệt bọ, song hiệu quả không cao.
“Chúng tôi đã dùng bẫy bằng đèn, rồi bỏ cả thuốc bả để xua đuổi nhưng không hiệu quả. Thậm chí chúng tôi vừa phun xong lá vẫn còn ướt mà bọ cánh cứng vẫn bò lên. Phun xong một hai ngày chúng tôi kiểm tra bới ở gốc chỉ còn một số ít nhưng 10 ngày sau nó lại xuất hiện rất nhiều. Chúng tôi bây giờ cứ 10 ngày phun thuốc một lần nhưng mà chúng vẫn ăn, vẫn tàn phá nặng nề, thậm chí thành đại dịch ở khu vực này”, ông Văn Tài nói.
Khoa Điềm/VOV- Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.