Xen canh cây trồng để "né" mất mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thành quả chương trình nông thôn mới ở Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) không chỉ là diện mạo mà giúp người dân mạnh dạn hơn trong cách nghĩ, cách làm….
Những con đường bê tông sạch tinh nối những cánh đồng lúa và thôn làng trù phú, những ngôi nhà khang trang ẩn hiện trong những vườn cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái trái trĩu quả... là quang cảnh nổi bật ở xã Hòa Xuân, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk sau 2 năm hoàn thành xây dựng nông thôn mới.
Ông Phạm Mạnh Hùng (ở thôn 1, xã Hòa Xuân, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho rằng, nông thôn mới chính là cú hích làm thay đổi cuộc sống cũng như nếp nghĩ, cách làm của người dân. Nếu như trước đây, ở Hòa Xuân hầu như chỉ có cây cà phê, lúa nước và chăn nuôi nhỏ lẻ, thì nay đã xuất hiện nhiều gia trại, trang trại quy mô. Như gia đình ông Hùng, 2 hecta trồng thuần cà phê và tiêu, giờ đã thành trang trại tổng hợp, trồng xen sầu riêng, bơ, nuôi cá, nuôi chim yến. Với mô hình đa cây, đa con như hiện nay, ông Hùng hoàn toàn yên tâm về thu nhập của gia đình.
Ông Phạm Mạnh Hùng đang cắt cỏ cho cá ăn
Ông Phạm Mạnh Hùng đang cắt cỏ cho cá ăn
“Mấy năm nay giá cà phê, tiêu thấp nên gia đình tôi cũng chuyển đổi xen kẽ cây bơ, sầu riêng, tiêu, cà để sau này nếu có thất thu cà phê với tiêu thì vẫn có nguồn thu tiếp theo để sinh sống. Hai năm gần đây mỗi tháng cũng được 5-7 triệu đồng/người. Nhờ có chương trình nông thôn mới, đời sống người dân được nâng cao hơn nhiều. Đây cũng là thành công rất lớn của chương trình này”, ông Hùng chia sẻ.
Cùng với việc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, áp dụng khoa học vào sản xuất, người dân xã Hòa Xuân còn nhanh nhạy trong việc tìm việc làm thêm trong lúc nông nhàn để nâng cao thu nhập trong gia đình.
Chị H’Don Ktul, buôn Drai Hling, ngoài 4 sào ruộng, 7 sào rẫy, còn học được nghề làm kim châm cứu, chồng chị làm thêm cho một doanh nghiệp xây dựng. Chị H’Don cho biết, từ các công việc phụ này, hàng tháng gia đình có thêm gần 10 triệu đồng.
“Chúng tôi học hỏi cách làm kim châm cứu, bước đầu không biết, nhưng rồi cũng làm được. Tôi tranh thủ làm vào buổi trưa, buổi tối khi đi làm về. Công việc này cũng khá thú vị, không phải tốn nhiều công sức. Cuộc sống hiện nay đã ổn định hơn nhiều”, chị H’Don Ktul nói
Có thể thấy rằng, sau gần hai năm đạt chuẩn xã nông thôn mới, bộ mặt của xã Hòa Xuân đã có nhiều thay đổi, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao từng ngày. Hiện, sản lượng lương thực của xã đạt hơn 12.000 tấn, tăng 2.000 tấn so với năm 2011; sản lượng cà phê tăng hơn 5 tạ/ha; tổng đàn trâu bò, gia cầm tăng gấp đôi so với năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 4%.
Ông Y No Knul, buôn phó buôn Drai Hling cho biết, “việc xây dựng nông thôn mới đem lại sự thay đổi, niềm vui cho buôn làng. Bà con biết trồng xen các loại cây như bơ, sầu riêng, tiêu… trong vườn cà phê để nâng cao thu nhập. Ngoài ra, trong những ngày nghỉ, buổi chiều đi làm về bà con còn biết trang thủ làm thêm để có thu nhập, có những người đi lao động tại các công ty doanh nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai để có thêm thu nhập cho gia đình… Có những người khác không đi làm cho các doanh nghiệp thì làm thợ xây, thợ hồ… So với trước đã có sự thay đổi rất lớn, bà con đã ý thức không được lười biếng, phải siêng năng lao động để có thu nhập lo cho gia đình".
Đường giao thông nông thôn thôn do nhà nước và nhân dân cùng làm
Đường giao thông nông thôn thôn do nhà nước và nhân dân cùng làm
Theo ông Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hòa Xuân, để duy trì, giữ vững danh hiệu xã chuẩn nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Hòa Xuân luôn xác định rõ nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, thường xuyên và lâu dài, bởi mục tiêu chương trình mang lại chính là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn.
“Nâng cao thu nhập là một trong những tiêu chí đứng hàng đầu. Khi đã thu nhập đã nâng cao rồi, sẽ phát triển toàn diện những tiêu chí khác. Địa phương sẽ có tính toán trong công tác sản xuất, định hướng cho bà con để có sản xuất mặt hàng gì, chuyển đổi như thế nào thì trong thời gian đến phải bàn”, ông Nguyễn Đức Thuận khẳng định.
Cuộc sống no đủ đang dần hiện hữu cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều những những mô hình kinh tế bền vững tại xã Hòa Xuân là minh chứng cho hiểu quả mà chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại.
Nam Trang (VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.