Phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân ở huyện Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Kbang (Gia Lai) đã giúp hàng trăm lượt hội viên trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), giúp họ có thêm nguồn lực đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi, cải thiện cuộc sống và thoát nghèo.
Đầu năm 2017, gia đình anh Lê Văn Phúc (thôn 3, xã Sơn Lang) được vay 30 triệu đồng từ Quỹ HTND để đầu tư trồng chanh dây trên diện tích hơn 5 sào. Chỉ sau 1 vụ, gia đình anh thu về được hơn 100 triệu đồng và thoát nghèo. Ông Đinh Văn Hdăn-Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Lang-cho biết: Gia đình anh Phúc là một trong 8 hộ nghèo trên địa bàn xã thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay luân chuyển từ Quỹ HTND của xã từ năm 2014 đến nay.
  Nhờ Quỹ Hỗ trợ nông dân, anh Bùi Văn Nam (xã Nghĩa An) có thêm nguồn vốn để mở rộng sản xuất.                                               Ảnh: M.N
Nhờ Quỹ Hỗ trợ nông dân, anh Bùi Văn Nam (xã Nghĩa An) có thêm nguồn vốn để mở rộng sản xuất. Ảnh: M.N
Tương tự, năm 2005, anh Bùi Văn Nam (thôn 5, xã Nghĩa An) cũng vay 30 triệu đồng từ Quỹ HTND, cộng với nguồn vốn tích lũy để trồng cây dược liệu bắt đầu dự án khởi nghiệp. Dự án thất bại, anh Nam chuyển sang đầu tư mô hình vườn ươm cây giống cung cấp cho thị trường các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai. Đến nay, mỗi năm, vườn ươm của anh Nam cung cấp cho thị trường khoảng 4-5 triệu cây giống các loại (chủ yếu là ớt, cà chua, bí, rau màu…), thu nhập bình quân khoảng 120 triệu đồng. Đầu năm 2017, anh Nam tiếp tục vay 30 triệu đồng từ Quỹ HTND để mở rộng diện tích vườn ươm từ 900 m2 lên hơn 1.300 m2, đồng thời định hướng sang ươm giống đối với các loại cây ăn quả như bơ, sầu riêng…
Theo ông Hồ Viết Cảm-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kbang, đến thời điểm này, tổng nguồn Quỹ HTND của huyện đã huy động được hơn 2,7 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn Trung ương Hội ủy thác là 1,1 tỷ đồng; nguồn vốn vận động của toàn huyện hơn 1,6 tỷ đồng. Nguồn quỹ này đã giúp 10.542 hội viên nông dân trên địa bàn có cơ hội tiếp cận vốn vay để đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, cải thiện đời sống. Nhiều hộ đã giúp đỡ lẫn nhau để từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Để tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn này, Hội Nông dân huyện đã ưu tiên triển khai thực hiện các mô hình, dự án tại các xã có thế mạnh về phát triển cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Cụ thể, từ nguồn vốn Trung ương Hội Nông dân ủy thác là 1,1 tỷ đồng, Hội Nông dân huyện đã triển khai cho vay đối với 3 dự án chăn nuôi bò sinh sản của 37 hộ dân tại các xã Nghĩa An, Lơ Ku và thị trấn Kbang. Đối với nguồn vốn vận động của huyện (hơn 1,6 tỷ đồng) cũng đang cho vay đối với 8 dự án triển khai các mô hình như: mô hình trồng cà chua VietGAP của 9 hộ dân xã Đông; mô hình trồng rau, nuôi trùn quế của 12 hộ dân xã Nghĩa An; các dự án trồng chanh dây, chăm sóc cà phê, cao su, nuôi bò tại các xã Sơn Lang, Sơ Pai, Đak Rong, Đak Smar (mỗi xã 7 hộ/210 triệu đồng). Ngoài ra, 3 dự án với kinh phí 700 triệu đồng cũng đang chuẩn bị triển khai giúp các hộ dân xã Kông Pla tham gia cánh đồng mía lớn; mở rộng mô hình nuôi trùn quế ở xã Đông và Lơ Ku.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hồ Viết Cảm khẳng định: Từ nguồn vốn hỗ trợ này, nhiều mô hình đã và đang cho hiệu quả kinh tế khá cao, đang được nhân rộng sang nhiều hộ dân khác. Điển hình như: mô hình trồng rau an toàn tại xã Đông, các hộ đã mạnh dạn chuyển đổi trên 1,4 ha đất trồng mì sang trồng cà chua giúp tăng lợi nhuận gấp 3 lần; mô hình thoát nghèo của nông dân Sơn Lang chuyển đổi 7 ha đất trồng bắp 2 vụ cho năng suất, thu nhập cao; dự án chăn nuôi bò sinh sản tại xã Kông Lơng Khơng sau 2 năm triển khai, đàn bò đã đẻ được 9 bê con, nâng tổng đàn lên 27 con…
“Từ việc cho vay vốn Quỹ HTND đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức sản xuất tập thể nông thôn. Nhiều dự án sau khi triển khai đã xây dựng được các mô hình tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân từ phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết nhóm, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, tạo việc làm và thu nhập cho người dân”-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kbang khẳng định.
Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.