Nông sản sạch: Nhà nước giữ vai trò "nhạc trưởng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong mấy năm gần đây, thực phẩm organic (hay còn gọi là thực phẩm hữu cơ) đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người sản xuất nông sản cũng như với đông đảo người tiêu dùng, trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy, nhất là đối với những người quan tâm tới sức khỏe và sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Tìm đến và sử dụng thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch đang là xu hướng mang tính toàn cầu, dù đây là cuộc tranh đấu không dễ dàng giữa thói quen sản xuất nông sản thực phẩm theo kiểu “truyền thống… bẩn” và các phương thức sản xuất nông sản thực phẩm theo những tiêu chuẩn sạch, tiêu chuẩn organic mà những quy định của nó đã được công khai minh bạch với người sản xuất và người tiêu dùng.
Ở Việt Nam, việc sản xuất theo kiểu “rau 2 luống, lợn 2 chuồng” đã ngày càng bị lên án và ngày càng teo tóp trước xu thế sản xuất nông sản thực phẩm sạch theo nhu cầu lành mạnh của thị trường. Con số gần cả trăm ngàn người Việt Nam chết vì ung thư hàng năm đủ khiến cho người tiêu dùng phải thận trọng khi lựa chọn mua thực phẩm cho gia đình mình.
Nhưng muốn khuyến khích nông dân canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững, coi việc sản xuất nông sản sạch theo đúng tiêu chuẩn là công việc bình thường trong sản xuất nông nghiệp thì phải bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, phải được tiêu thụ với giá cả có lợi cho người sản xuất, chứ không thể chỉ có lợi cho người phân phối.
Đó là bài toán rất khó giải hiện nay.
Khi doanh nhân đầu tư vào khâu phân phối nông sản sạch, nông sản hữu cơ, họ đã tính trước phần lợi nhuận về mình. Đây là điều mà người nông dân trực tiếp sản xuất chưa tính được và cũng chưa có ai đứng ra tính hộ cho họ. Theo các chuyên gia nước ngoài, nền nông nghiệp Việt Nam hiện vẫn là nền nông nghiệp gia công. Người sản xuất (nông dân) vẫn bỏ sức lao động ra lấy thu nhập là chính, còn lại tất tần tật mọi thứ “đầu vào” của sản xuất nông nghiệp vẫn là mua, vẫn là nhập ngoại. Như thế, phần lợi nhuận người nông dân thực hưởng rất ít.
Trong khi đó, muốn phát triển sản xuất nông sản sạch hay nông sản hữu cơ thì quá trình từ “đầu vào” là đất-phân-giống cho tới “đầu ra” là khâu phân phối phải có sự đồng bộ, có sự cân bằng giữa các phân khúc, nhất là phân khúc người sản xuất. Người tiêu dùng chỉ là thành phần cuối cùng, nhưng nếu họ chưa chấp nhận sản phẩm thì toàn bộ quy trình sản xuất vẫn chưa thành công.
Vì vậy, thiết kế một thị trường tiêu thụ nội địa chuẩn mực cho nông sản sạch, nông sản hữu cơ là vô cùng cần thiết. Khi thị trường này với những yêu cầu chuẩn mực của nó được đáp ứng đầy đủ, nó sẽ bảo đảm lượng người tiêu dùng ngày càng tăng và đó là những “người tiêu dùng thông minh” biết chọn lựa cho mình thực phẩm sạch, nông sản sạch.
Từ thị trường nội địa sẽ tiến tới thị trường xuất khẩu và đó là con đường bền vững cho nông sản Việt Nam. Lúc bấy giờ, dù là phân phối nông sản theo hệ thống hiện đại hay bán lẻ thì chất lượng nông sản vẫn được “dán tem chất lượng” và được người tiêu dùng tín nhiệm.
Một “nền nông nghiệp tử tế” là nền nông nghiệp mà mọi thành phần tham gia vào đó đều được hưởng lợi một cách công bằng, chứ không chỉ người tham gia khâu phân phối hay khâu bán phân bón (dù là phân bón hữu cơ) hay thuốc bảo vệ thực vật (dù là thuốc hữu cơ) được hưởng lợi nhiều nhất, trong khi người nông dân vẫn tiếp tục thân phận “người gia công”. Hay nói một cách khác là người làm thuê.
Để đạt tới mục đích xây dựng một “nền nông nghiệp tử tế” thì các cơ quan chức năng phải thực sự đồng hành cùng nông dân, thực sự vì quyền lợi nông dân, điều đã không thể làm được trong nền “nông nghiệp gia công”. Trong chiến lược xây dựng này, Nhà nước vẫn phải đóng vai trò “nhạc trưởng” chứ không thể thoái thác vai trò đó cho doanh nghiệp.  
Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.