Đừng bỏ mặc nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai năm gần đây, giá hồ tiêu trên thị trường liên tục bị sụt giảm. Khó khăn của thị trường tiêu thụ đã đẩy không ít người dân trồng tiêu tại khu vực Tây Nguyên vào cảnh rủi ro, rơi vào vòng luẩn quẩn tiến thoái lưỡng nan.
Nông dân đối mặt khó khăn
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến việc giá tiêu liên tục sụt giảm trong những năm gần đây là do người dân đầu tư mở rộng diện tích ào ạt, bất chấp những khuyến cáo của cơ quan chức năng và cả chính quyền địa phương. Việc mất kiểm soát trong việc tăng diện tích cây trồng đã dẫn đến nguồn cung trong, ngoài nước tăng mạnh, trong khi đó, nhu cầu thị trường không tăng.
Cần sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền để giúp người trồng tiêu vượt qua khó khăn. Ảnh: Công Thái
Cần sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền để giúp người trồng tiêu vượt qua khó khăn. Ảnh: Công Thái
Thực tế thị trường hiện nay tại khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ, giá tiêu đen giảm sâu, chỉ còn chưa đến 50 ngàn đồng/kg, giảm từ 4.000-5.000 đồng/kg so với cuối tháng 7, giảm 151.000-152.000 đồng/kg so với năm 2015 và là giá giảm thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Với giá tiêu như trên, người nông dân trồng tiêu ở Tây Nguyên cầm chắc cái lỗ. Vì tính toán của các chuyên gia, với vật giá hiện nay, để sản xuất 1kg tiêu đen các nông hộ phải đẩy từ 45.000-47.000 đồng, do đầu vào giá vật tư, phân bón, nhân công tăng mạnh.
Các chuyên gia dự báo, người trồng tiêu sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn về giá trong trung hạn. Giá có thể tiếp tục giảm. Cùng với đó, trước tình hình giá hồ tiêu bấp bênh, nhiều nông hộ sẽ cắt giảm đầu tư, sẽ dẫn đến một thực trạng là năng suất không đạt, chất lượng kém. Cùng với đó, dịch bệnh lay lan nhanh sẽ khiến người nông dân trồng tiêu tại khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro là khó tránh khỏi.
Cần có giải pháp hỗ trợ
Đối mặt với những khó khăn và thách thức, chính quyền địa phương cần nhanh chóng vào cuộc để giảm nông hộ đứng vững trước sự diễn biến tiêu cực của thị trường. Nếu không sẽ rất rủi ro không những cho riêng người nông dân mà còn các đối tác liên quan và cả sự tăng trưởng kinh tế bền vừng của các địa phương trong khu vực.
Riêng tại Gia Lai, dư nợ cho vay trồng, chăm sóc hồ tiêu trên địa bàn hiện khoảng 4.382 tỷ đồng, chiếm trên 5% tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế của địa phương này. Trong đó, dư nợ ngắn hạn khoảng 3.375 tỷ đồng, chiếm 77%; dư nợ trung dài hạn khoảng 1.007 tỷ đồng, chiếm 23%. Nợ xấu 186 tỷ đồng, chiếm 4,2% dư nợ cho vay trồng, chăm sóc hồ tiêu.
Để hỗ trợ cho người trồng tiêu, chính quyền tỉnh Gia Lai đã vào cuộc, chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người trồng hồ tiêu có diện tích bị thiệt hại do dịch bệnh.
Theo ông Nguyễn Văn Cư, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai, hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của Gia Lai, có giá trị xuất khẩu cao và mang lại hiệu quả cho người trồng. Trong những năm qua, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tích cực tham gia đầu tư vốn tín dụng để hỗ trợ người dân đầu tư phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, gần đây, một số vườn hồ tiêu ở các huyện Chư Pưh, Chư Sê, Chư Prông... nhiễm bệnh chết. Cùng đó, giá hồ tiêu trên thị trường giảm sâu ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống của người dân, nhất là những hộ dân có vay vốn ngân hàng, dẫn đến phát sinh nhiều đơn thư kêu cứu, đề nghị ngành Ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ.
Trước tình hình đó, chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến nay, các chi nhánh ngân hàng tiến hành hỗ trợ cho 442 khách hàng. Trong đó, số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 81,2 tỷ đồng; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay 41,1 tỷ đồng và cho vay mới 120 tỷ đồng.
Hiện nay, chi nhánh tỉnh đang chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng tiếp tục đồng hành cùng khách hàng. Phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành rà soát, thống kê, phân loại cụ thể theo từng nhóm khách hàng để có giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh giảm lãi suất, tiếp tục cho vay mới để khôi phục sản xuất.
Đồng thời, NHNN tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục theo dõi tình hình, phối hợp với UBND các huyện và các sở, ngành chức năng để tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh và Thống đốc NHNN có các giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân.
Đó là sự tích cực vào cuộc kịp thời của ngành Ngân hàng là rất đáng hoan nghênh. Song, trách nhiệm lớn nhất vẫn thuộc về chính quyền các địa phương. Do giá tiêu xuống thấp như hiện nay, các nông hộ sản xuất tiêu ở Tây Nguyên đang chuyển đổi hàng trăm hecta hồ tiêu kém chất lượng, năng suất thấp, những vùng đất không thích hợp hoặc bị sâu bệnh… sang trồng các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Để phát huy hiệu quả đầu tư sản xuất nông nghiệp, chính quyền các địa phương cần sát cánh cùng với nông dân, định hướng theo đúng chủ trương, quy hoạch vùng sản xuất của địa phương. Đừng bỏ mặc nông dân như việc phát triển ào ạt diện tích hồ tiêu vừa qua, để rồi phải đối mặt với rủi ro.
Đồng thời, các địa phương, đơn vị cần tuyên truyền, vận động các nông hộ tổ chức thành các tổ, nhóm, HTX liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất tiêu theo đúng quy trình sản xuất tiêu sạch, đảm bảo chất lượng, bao tiêu sản phẩm… nhằm tạo điều kiện phát triển cây hồ tiêu bền vững, tránh rủi ro, thiệt hại cho người sản xuất.
Công Thái (Thời báo Ngân hàng)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.