Nhiều cơ sở giống lâm nghiệp chưa có chứng nhận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Triệu Văn Lực-Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng (Tổng cục Lâm nghiệp) khuyến cáo, thời gian tới cần tiếp tục làm tốt công tác kiểm soát chất lượng giống, bởi chất lượng cây giống giữ vai trò quyết định...

 
 Khâu SXKD giống lâm nghiệp cần được quản lý tốt hơn nữa trong thời gian tới
Khâu SXKD giống lâm nghiệp cần được quản lý tốt hơn nữa trong thời gian tới



Theo thống kê của Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam, tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh có khoảng hơn 100 vườn ươm giống cây lâm nghiệp, song chỉ có 33 đơn vị đăng ký xác nhận nguồn gốc cũng như đánh giá chất lượng thường xuyên và câu chuyện tại Quảng Nam cũng là thực trạng chung của ngành lâm nghiệp hiện nay.

 Bên cạnh việc SXKD giống chưa có chứng nhận, các cơ sở cây giống ở Quảng Nam chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp giâm hom đối với keo lai và từ hạt đối với keo tai tượng, chưa có cơ sở nào sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Tương tự, tại Quảng Ngãi, theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, toàn tỉnh hiện có gần 400 cơ sở SXKD giống cây lâm nghiệp, nhưng chỉ có 39 cơ sở có đăng ký kinh doanh, trong đó cây giống được kiểm soát về mặt chất lượng và được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con, còn lại chủ yếu là vườn ươm quy mô tự phát của hộ gia đình.

Việc cây giống lâm nghiệp không rõ nguồn gốc, kỹ thuật SX không tuân thủ theo quy trình nhân giống, không đóng thuế nên chất lượng cây giống kém và giá thành thấp. Người dân cứ thấy cây rẻ là mua, đặc biệt là đồng bào miền núi chưa hiểu biết nhiều về chất lượng nên sẵn sàng mua cây giống ở bất cứ đâu, miễn là giá rẻ nhất để trồng rừng. Do đó, những đơn vị đã đăng ký kinh doanh rất khó cạnh tranh, nhiều khi phải hạ giá bán xuống dưới giá thành mới tiêu thụ được.

Ví dụ, giá giống keo tai tượng SX từ hạt và keo lai giâm hom của vườn ươm tự phát, gia đình mua giống trôi nổi trên thị trường đưa về ươm thành cây giống bán với giá 300 - 500 đồng/cây. Trong khi các đơn vị SX giống có chứng chỉ phải bán ra với giá trên 1.000 đồng/cây, rất khó cạnh tranh với các vườn ươm tự phát.

Ông Nguyễn Văn Bắc, một trong những người đầu tiên tại xã Ca Đình, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ được cấp trồng thử nghiệm giống keo tai tượng có xuất xứ từ Úc và keo lai BV33, BV75, TB1, TB11 được tuyển chọn, nhân giống tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Ông Bắc chia sẻ, sau 2 năm trồng ai cũng ngỡ ngàng vì giống này phát triển nhanh, cây 2 năm tuổi có đường kính và chiều cao tương ứng với cây 4 năm tuổi mà người dân chăm sóc trước đó.

Cũng là một trong số những nông dân đầu tiên được lựa chọn trồng giống keo chất lượng cao tại xã Ca Đình, ông Hoàng Văn Sơn ao ước giá như lúc nào cũng có cây giống tốt như thế này thì người trồng rừng rất phấn khởi, thu nhập chắc chắn sẽ tăng lên.


 

Keo lai 3 năm tuổi tại Huế
Keo lai 3 năm tuổi tại Huế



 Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh Trần Lâm Đồng, hiện một số giống keo trồng bằng hạt và hom đang có chiều hướng thoái hóa do người dân mua giống trôi nổi trên thị trường. Trong khi đó, rừng SX trồng các loài keo lai gồm các dòng BV10, BV16 và BV 2 sau 5 - 7 năm, trữ lượng có thể đạt 120 - 150 m³/ha, còn các giống keo không rõ nguồn gốc chỉ đạt 70 - 80 m³/ha nên việc tái cơ cấu lại ngành giống lâm nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc tái cơ cấu ngành sắp tới.

Ông Triệu Văn Lực-Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng (Tổng cục Lâm nghiệp) khuyến cáo, thời gian tới cần tiếp tục làm tốt công tác kiểm soát chất lượng giống, bởi chất lượng cây giống giữ vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng trồng rừng; Khuyến khích các viện nghiên cứu, các tổ chức, doanh nghiệp… SX cây giống chất lượng cao; Tăng tỷ lệ sử dụng cây giống mô vì ưu điểm cây sinh trưởng phát triển nhanh và đồng đều, ít sâu bệnh và khả năng chống chịu được với gió bão tốt hơn; Giới thiệu rộng rãi các cơ sở SX giống tốt để người dân biết lựa chọn.


“Hiện trên thị trường giá bán cây keo mô trung bình từ 1.700 - 2.000 đồng/cây, cao hơn gấp đôi so với giá keo giâm hom cùng thời điểm nên chi phí đầu tư ban đầu sẽ cao hơn, nhưng bù lại sau khoảng 5 năm trồng người dân sẽ thu hoạch được trữ lượng trung bình khoảng 140 m3 gỗ, cao hơn gấp đôi so với giống keo hom thông thường”-ông Triệu Văn Lực nhấn mạnh.



Hà Nguyên (nongnghiep)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.