"Cây trăm tỷ" mang nấu thạch, cô Bạch bỏ túi 30 triệu đồng/tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là cơ sở duy nhất được cấp nhãn mác cho sản phẩm do mình làm ra, cô Hoàng Thị Bạch ở thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) ngày nào cũng tất bật với công việc làm thạch đen sương sáo cung cấp ra thị trường trong và khắp các tỉnh thành. Từ công việc này, cô Bạch có thu nhập 30 triệu/tháng.
 

Cây sương sáo được người dân huyện Tràng Dịnh trồng dưới ruộng và trên đồi.
Cây sương sáo được người dân huyện Tràng Dịnh trồng dưới ruộng và trên đồi.

Tràng Định là địa phương có diện tích trồng thạch đen lớn nhất tỉnh Lạng Sơn - loại cây đang được bà con ở đây gọi vui là “cây trăm tỷ” vì nó mang lại thu nhập rất cao. Người dân tại đây trồng nhiều và chủ yếu xuất bán sang Trung Quốc.

Nhận thấy món thạch đen sương sáo rất được nhiều thực khách ưa chuộng, nên nhiều người dân trên địa bàn huyện đã làm thạch bán. Nhưng chỉ duy nhất cơ sở thạch đen Hồng Nhung trên địa bàn huyện là đủ tiêu chuẩn được cấp nhãn mác thương hiệu thạch đen Tràng Định.

Với nhiều năm thu mua và làm sản phẩm này, cô Bạch cho biết: “Vùng này vốn nổi tiếng với cây sương sáo làm thạch. Ngày trước tôi làm nhưng không đóng hộp "đàng hoàng" như bây giờ, chỉ đổ ra chậu rồi mang bán. Giờ đóng hộp có nhãn mác đầy đủ, chất lượng đảm bảo nên khách hàng từ khắp các nơi đặt mua. Nhiều lúc phải từ chối khách hàng vì làm không kịp”.

Vào mùa vụ người dân thu hoạch, phơi khô và mang bán rất nhiều. Nhưng cô Bạch chỉ chọn những cây sương sáo nương, cao đều, lá to và đẹp. Vì để làm ra được những mẻ thạch đen thơm ngon và bóng mịn khâu quan trọng nhất đó là chất lượng của cây sương sáo. “Sương sáo nương là loại tốt nhất để làm thạch. Thạch làm từ cây trồng ở nương bao giờ cũng thơm và ngon hơn trồng ruộng. Vì thế mọi năm tôi thu mua chủ yếu cây sương sáo nương với giá 30.000-35.000/kg khô”.

 

Ngay từ sáng sớm, những mẻ thạch đầu tiên vừa ra lò đã được cô Bạch gói lại để gửi cho khách ở các tỉnh.
Ngay từ sáng sớm, những mẻ thạch đầu tiên vừa ra lò đã được cô Bạch gói lại để gửi cho khách ở các tỉnh.

Nhận thấy loại cây này có nhiều trên địa bàn cho chất lượng thạch bóng và thơm nên mấy năm gần đây gia đình cô Bạch đăng kí nhãn mác với Phòng Nông nghiệp huyện cho sản phẩm thạch đen của gia đình.

"Để làm được món thạch sương sáo mất rất nhiều thời gian, phải rửa cành lá khô hết đất cát rồi cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, nắm vắt bỏ bã, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước, rồi đổ bột gạo vào quấy đều trên bếp lửa. Khi nào dung dịch đặc quánh lại, bắc ra đổ vào khay, sản phẩm để nguội sẽ đông lại, thạch sương sáo sau khi đông sẽ có một màu đen tuyền, bóng và giòn" - cô Bạch cho hay.

Trung bình một ngày cơ sở của cô Bạch cung cấp ra thị trường hơn 500- 700 hộp. Sản phẩm thơm ngon và đảm bảo vệ sinh nên rất được nhiều khách hàng ưa chuộng. Khách hàng chủ yếu là các hàng quán trên địa bàn tỉnh và các tỉnh xa như Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, TP.HCM… “Do thạch được nấu nguyên chất, không sử dựng chất bản quan nên nếu để ở nhiệt độ thường chỉ dùng được trong 2 ngày, còn để trong tủ lạnh để 5- 6 ngày. Nếu gửi đi các tỉnh xa, tôi phải đóng thùng xốp và bỏ thêm đá để đảm bảo thạch không bị hỏng” cô Bạch chia sẻ. Với giá bán giao 18.000/hộp/kg trung bình cô Bạch bỏ túi 1 triệu/ngày từ công việc làm thạch đen sương sáo- đặc sản thanh mát của quê hương.

Cây xương sáo không chỉ được biết đến với món thạch đen quen thuộc mà còn là một cây thuốc quý. Cây thảo hằng năm cao 15-45cm hay hơn, ít phân nhánh, có lông thô rậm. Lá mọc đối, nguyên, dày, hình trứng hoặc hình thuôn dài dạng trứng, thon hẹp ở gốc, nhọn ở chóp, dài 2-4 (6)cm, rộng 1-1,5cm, mép có răng; cuống dài 0,8-2cm. Cụm hoa ở ngọn, khá dày đặc vào lúc hoa nở, kéo dài ra và dài tới 10 (13)cm có lá bắc màu hồng ở gốc, hoa có cuống dài, có lông; đài có lông, 3 răng ở môi trên; tràng trắng hay hồng nhạt, môi trên 3 thùy, môi dưới to; nhị 2, thò dài, chỉ nhị tím. Quả bế nhẵn, thuôn, dài 0,7cm.

Chang Liễu/baomoi

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.