Nông dân Ia Púch trúng mùa điều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ia Púch là xã có diện tích điều lớn nhất huyện Chư Prông với hơn 600 ha. Vụ thu hoạch này, điều vừa được mùa, được giá nên nông dân nơi đây rất phấn khởi.

Anh Rơ Mah Nhót-cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Ia Púch, cho biết: “Hiện nay, xã Ia Púch có hơn 600 ha điều, trong đó 90% diện tích đang ở thời kỳ kinh doanh. Nhiều năm qua, điều là cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân trong xã”.

 

Nông dân Ia Púch phấn khởi vì điều được mùa, được giá.    Ảnh: Đ.D
Nông dân Ia Púch phấn khởi vì điều được mùa, được giá. Ảnh: Đ.D

Theo chỉ dẫn của anh Nhót, chúng tôi xuống làng Chư Có, nơi có hàng trăm héc-ta điều. Dọc 2 bên đường làng, những vườn điều đang thời kỳ kinh doanh được trồng theo từng hàng thẳng tắp, quả chín vàng rực, sai lúc lỉu. Nhiều hộ trồng điều lâu năm trong làng cho biết, năm nay, cây điều sai quả hơn mọi năm và giá lại cao nên ai cũng vui.  Mấy năm gần đây, bà con đã đưa giống điều ghép cao sản vào trồng nên năng suất tăng cao, thời gian ra quả cũng sớm hơn so với cây điều thực sinh. Chỉ tính riêng trong năm 2017, xã Ia Púch đã tái canh và trồng mới gần 98 ha điều ghép cho năng suất cao, bình quân đạt 2-2,5 tấn quả tươi/ha.

Bà Vũ Thị Thúy-một người trồng điều ở xã Ia Púch, cho biết: “Mấy năm nay, giá điều khá cao nên người dân rất phấn khởi. Đầu vụ thu hoạch, giá tới 45.000 đồng/kg hạt điều tươi. Hiện nay, giá hạt điều tuy có hạ nhưng vẫn ở mức 42.000 đồng/kg”. Do giá điều cao và ổn định nên người dân xã Ia Púch rất yên tâm gắn bó với loại cây trồng này. Bởi lẽ, trồng điều tốn ít công chăm sóc, vốn đầu tư ban đầu thấp, mức độ rủi ro cũng ít hơn so với các loại cây công nghiệp khác như: cà phê, hồ tiêu. Hơn nữa, loại đất pha cát tại xã biên giới Ia Púch rất phù hợp với cây điều. Cây điều trồng ở đây phát triển rất nhanh, quả to, hạt chắc hơn những nơi khác nên rất được thương lái ưa thích.

Ông Đỗ Đình Dũng-một người dân ở thị trấn Chư Prông vào xã Ia Púch trồng điều đã hơn 10 năm nay, cho biết: “Gia đình tôi trồng được 3 ha điều, mỗi năm thu hoạch được 6 tấn quả tươi. Với giá cả như hiện nay thì trừ chi phí, mỗi năm gia đình cũng thu lãi hơn 200 triệu đồng. Điều là loại cây rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, vốn đầu tư thấp nên rất thích hợp với các hộ có nhiều lao động, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa”.

Đỗ Doanh

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.