Lay ơn chậm nở, người trồng lo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hàng chục hộ trồng hoa lay ơn tại xã An Phú, TP Pleiku, Gia Lai đứng ngồi không yên khi hoa lay ơn chậm nở hoa và rớt giá dù Tết  Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đã cận kề.

Hoa lay ơn vẫn còn xanh đồng. Ảnh: Nguyễn Tú
Hoa lay ơn vẫn còn xanh đồng. Ảnh: Nguyễn Tú



Theo ghi nhận của chúng tôi, rất nhiều vườn trồng hoa lay ơn tại xã An Phú (TP. Pleiku) chưa nở hoa. Nguyên nhân dẫn đến việc hoa lay ơn nở chậm được cho là do thời tiết năm nay lạnh khiến hoa lay ơn ra hoa muộn. Nhà ông Trần Hưởng (trú thôn 9, xã An Phú, TP. Pleiku) chuyên trồng hoa lay ơn cung cấp cho thị trường hoa Tết ở Gia Lai và các tỉnh lân cận. Vụ hoa Tết năm 2018, ông Hưởng trồng 2.000 m2 hoa lay ơn. Hiện gia đình ông Hưởng như đứng trên đống lửa bởi đã cận Tết mà hoa lay ơn nở rất ít và giá của hoa lay ơn rớt thê thảm. “Khách hàng ở các tỉnh liên tục gọi hỏi mua hoa mà không có đủ hoa để gửi cho họ. Đến nay mà hoa mới lác đác nở, phần nhiều chỉ cương nụ. Xem ra, đến ngày 30 hoa chưa chắc nở được. Do năm nay lạnh quá nên lay ơn nở muộn”-ông Hưởng chia sẻ.

Bên cạnh việc hoa lay ơn nở muộn là sự rớt giá thê thảm khiến nhiều hộ trồng lo lắng. “Năm ngoái giá một bó hoa lay ơn là 120 ngàn đồng vậy mà năm nay chỉ còn có 30 ngàn/đồng. Với mức giá này thì lỗ to, tôi đang lo không biết lấy đâu ra tiền đáo hạn ngân hàng đây”-bà Nguyễn Thị Hòa (trú thôn 3, xã An Phú) buồn bã.

Theo tìm hiểu, lay ơn nở muộn khiến nhiều nhà vườn phải nhập hoa từ nơi khác về để bán lại cho các đơn hàng trước đó và đang tìm mọi cách để kích cho hoa nở để bán trong những ngày tết và sau đó với hy vọng bù lỗ. “Hoa trong vườn không chịu nở nên chúng tôi buộc phải nhập nơi khác để đóng thùng gửi cho đơn hàng trước đó. Đối với số hoa đã cương nụ, chúng tôi đang mắc thêm bóng đèn để kích hoa nở cho kịp Tết. Số còn lại đang chăm sóc để ra tết bán. Mong sau ít ngày nữa giá hoa lên chứ như này thì lỗ to và đón Tết kém vui”- ông Đinh Văn Minh (thôn xã 9, xã An Phú) cho biết.

Nguyễn Tú-Trần Hiền

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.