Ia Piơr lúa được mùa nhưng mất giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vụ mùa năm 2017, toàn xã Ia Piơr (huyện Chư Prông) gieo trồng được gần 600 ha lúa. Mặc dù năng suất lúa đạt khá cao, từ 4,5 tấn đến 6 tấn/ha nhưng nông dân vẫn kém vui vì giá lúa giảm quá thấp.

Trao đổi với P.V, ông Bùi Văn Tiến-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Piơr, cho biết: Để sản xuất vụ mùa đạt hiệu quả, ngoài hỗ trợ hơn 3 tấn lúa giống ngắn ngày TH1 cho những hộ bị thiệt hại do hạn hán từ vụ mùa trước, ngay từ đầu vụ, xã đã chỉ đạo các thôn, làng hướng dẫn nông dân gieo trồng sớm so với lịch thời vụ 20 ngày nhằm tránh hạn vào cuối vụ. Trong quá trình triển khai, xã cũng đã vận động nhân dân nạo vét kênh mương để đảm bảo cung cấp nước tưới cho lúa. Đặc biệt, xã tích cực phối hợp với Trạm Thủy nông huyện điều tiết lịch tưới nước phù hợp để đảm bảo đủ, kịp thời nguồn nước tưới theo từng vùng, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lúa. Cán bộ nông nghiệp xã còn thường xuyên xuống đồng kiểm tra để phát hiện và hướng dẫn người dân xử lý kịp thời các loại dịch bệnh. Nhờ đó, cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất khá cao, trung bình từ 4,5 tấn đến 6 tấn/ha.

 

Dù được mùa lúa nhưng nông dân xã Ia Piơr vẫn kém vui vì giá lúa hạ quá thấp. Ảnh: H.T
Dù được mùa lúa nhưng nông dân xã Ia Piơr vẫn kém vui vì giá lúa hạ quá thấp. Ảnh: H.T

Cũng theo ông Tiến, đến thời điểm này, toàn xã đã thu hoạch được 50% diện tích lúa. Tuy nhiên, từ đầu mùa thu hoạch đến nay, giá lúa liên tục giảm, chỉ còn 4.900-5.200 đồng/kg (thấp hơn so với năm ngoái 300-500 đồng/kg) khiến nhiều nông dân mất vui. Ông Nguyễn Đình Bằng-Trưởng thôn Thanh Miện, cho biết, vụ mùa năm nay, toàn thôn gieo trồng được 35 ha lúa, năng suất cao nhưng do chi phí đầu tư nhiều, giá lúa lại giảm nên nông dân lãi rất thấp”. Nhìn từng bao lúa chất ở góc sân đợi thương lái đến thu mua, bà Nguyễn Thị Vân (thôn Thanh Miện) rầu rĩ chia sẻ: “Gia đình tôi trồng được 6 sào lúa Mai Lâm. Do giá lúa năm nay hạ thấp quá nên trừ chi phí, gia đình chỉ lãi được 2 triệu đồng”.

Tương tự, nông dân ở làng Piơr 1 cũng đang kém vui vì giá lúa giảm quá sâu. Ông Nguyễn Đình Viên than thở: “Nhà tôi trồng 1 ha lúa. Vụ mùa năm ngoái, gia đình thu được 5 tấn, bán với giá 5.700 đồng/kg nên thu về được gần 30 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi chừng 15 triệu đồng. Năm nay, tôi cũng trồng 1 ha nhưng do lúa hay bị sâu bệnh nên chi phí đầu tư về thuốc bảo vệ thực vật và phân bón khá nhiều. Đã vậy, giá lúa giảm còn 5.200 đồng/kg nên trừ chi phí, gia đình lãi chưa đến 5 triệu đồng”.

Nói về nguyên nhân giá lúa giảm, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Piơr cho biết thêm: “Cây lúa là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, do đường vào xã khá xa, lại khó đi, nhất là đoạn từ xã Ia Ga dẫn vào xã thường xuyên bị lầy lội nên năm nào giá lúa bán ra tại xã cũng thấp hơn so với các địa phương khác. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thu nhập của người dân đạt thấp và đời sống vì thế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, xã rất mong cấp trên thường xuyên quan tâm sửa chữa, nâng cấp tuyến đường để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất”.

Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.