Chư Prông: Hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ năm 2016 đến nay, huyện Chư Prông đã triển khai cấp giống cây ăn quả cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn để cải tạo vườn tạp, nâng cao thu nhập. Bước đầu, mô hình này đã mang lại hiệu quả nhất định.

Năm 2016, huyện Chư Prông bắt đầu triển khai chương trình cải tạo vườn tạp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, huyện đã cấp một số giống cây ăn quả như bơ Booth, mít Thái, sầu riêng cho người dân trồng trong vườn nhà. Đây là những giống cây trồng cho năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn, đang được thị trường ưa chuộng và giá cả ổn định.

 

Bơ Booth là một trong những loại cây trồng huyện Chư Prông hỗ trợ cho người dân để cải tạo vườn tạp. Ảnh: K.N.B
Bơ Booth là một trong những loại cây trồng huyện Chư Prông hỗ trợ cho người dân để cải tạo vườn tạp. Ảnh: K.N.B

Chị Kpuih Bé (xã Ia Kly) cho biết: “Trước đây, vườn nhà mình chỉ trồng được ít bắp, đậu xanh, chủ yếu phục vụ gia đình. Khi thấy cây hồ tiêu có giá cao, nhiều người trồng, mình cũng trồng theo nhưng hồ tiêu chết nhiều, vườn đành bỏ không. Năm 2016, được huyện hỗ trợ giống bơ, mít, sầu riêng, gia đình đem trồng xen canh trong vườn. Hiện  cây phát triển rất tốt, hy vọng sẽ giúp gia đình có thêm thu nhập”.

Tiếp tục dự án cải tạo vườn tạp, năm 2017, từ nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp, huyện Chư Prông đã cấp 10.000 cây giống bơ, mít, sầu riêng cho người dân. Trong đó, huyện ưu tiên hộ đồng bào DTTS,  hộ nghèo, hộ khó khăn ở các xã: Thăng Hưng, Ia Pia, Ia Me, Ia Boòng, Ia Vê, Bàu Cạn, Ia Tôr và thị trấn Chư Prông. Bước đầu, mô hình cải tạo vườn tạp đã mang lại hiệu quả nhất định. Nhiều hộ trước đây để đất đai hoang hóa, bỏ không vườn tược nay đã biết sử dụng để sản xuất, đem lại hiệu quả. Điều đặc biệt ý nghĩa của mô hình này là đã giúp đồng bào DTTS thay đổi nhận thức, sử dụng đất hiệu quả để tăng thu nhập gia đình.

Ông Bùi Văn Nghị-Chủ tịch UBND xã Ia Me, cho hay: “Năm nay, toàn xã được huyện cấp 630 cây bơ giống cho người dân thực hiện cải tạo vườn tạp. Đây là chương trình rất thiết thực và hiệu quả bởi diện tích đất vườn quanh nhà của người dân còn rất nhiều nhưng chỉ trồng vài cây cà phê mít, bời lời, cà đắng hoặc bỏ không, thu nhập không đáng kể. Mô hình này rõ ràng đã giúp người dân tận dụng vườn nhà để trồng cây ăn trái, tăng thêm nguồn thu cho gia đình.

Theo ông Nguyễn Văn Gặp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông, ngay từ đầu, việc chọn giống cây trồng để thực hiện mô hình cải tạo vườn tạp cho người dân đã rất khó khăn bởi diện tích đất vườn của người dân nhỏ và yêu cầu phải phù hợp với trình độ canh tác của họ cũng như có hướng tiêu thụ sản phẩm... Cơ quan chuyên môn của huyện cân nhắc lựa chọn và quyết định chọn giống cây ăn quả do  tính khả thi và hiệu quả cao, có khả năng nhân rộng trong thời gian tới. Chủ trương của huyện là đẩy mạnh xây dựng mô hình cải tạo vườn tạp cho hộ đồng bào DTTS bằng cây ăn quả, cây dược liệu để nâng cao thu nhập. Huyện phấn đấu mỗi năm đầu tư hỗ trợ cho vài trăm hộ. Trong công tác đầu tư từ các nguồn vốn hỗ trợ, chúng tôi ưu tiên các loại giống cây trồng đã được chứng minh phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và cơ cấu cây trồng của huyện.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.