Phú Thiện: Phát huy hiệu quả nguồn vốn cho vay hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xác định công tác xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, huyện Phú Thiện đã huy động mọi nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp để thực hiện. Trong đó, việc phân bổ nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các hộ nghèo, gia đình chính sách nhằm tạo sinh kế bền vững là một trong những giải pháp mang lại hiểu quả cao.

Lập gia đình từ năm 2012, tuy chăm chỉ làm ăn nhưng do thiếu vốn và đất sản xuất nên cuộc sống của vợ chồng anh Ksor Thiêng (trú ở Plei Tăng B, xã Ia Ake) vẫn thiếu trước hụt sau. Cuộc sống của gia đình anh dần chuyển biến tích cực hơn sau khi được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay 30 triệu đồng từ gói tín dụng ưu đãi dành cho đoàn viên thanh niên nghèo của Ngân hàng Chính sách-Xã hội huyện năm 2013.

 

Cuộc sống của vợ chồng anh Ksor Thiêng ngày một khấm khá hơn. Ảnh: Q.T
Cuộc sống của vợ chồng anh Ksor Thiêng ngày một khấm khá hơn. Ảnh: Q.T

Anh Thiêng vui vẻ nói: “Nhận thấy nuôi bò cho hiệu quả kinh tế cao nên sau khi được hỗ trợ vay vốn ưu đãi mình quyết định đầu tư chuồng trại và mua 2 con bò để nuôi, cộng với thuê đất để trồng thêm bắp, mỳ... Nhờ chăm chỉ và chịu khó học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng vật nuôi nên đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt, cây bắp, cây mỳ cho năng suất cao. Hiện với đàn bò 6 con, cùng với việc canh tác 2 sào lúa nước 2 vụ và 1 ha đất trồng mỳ, bắp hàng năm sau khi trừ chi phí, gia đình mình thu được trên 50 triệu đồng”.

Gánh nặng chi phí nuôi 3 người con ăn học, hàng ngày chị Siu H’Huynh (trú tại Plei Tel B1, xã Ia Sol) phải đội nắng, đội mưa đi phơi lúa thuê, đi hái ớt thuê để kiếm tiền nuôi con ăn học. Sau khi được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách-Xã hội huyện, chị mua 1 cặp bò, 2 con heo cái và trồng thêm rau để phát triển chăn nuôi.

“Hiện, cặp bò ban đầu đã đẻ 4 bê con, những bê đực sau khi nuôi được gần 1 năm thì mình bán đi để trang trải sinh hoạt trong gia đình, 2 heo cái mỗi năm đẻ 2 lứa, xuất bán cho thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng. Đến nay, cuộc sống gia đình mình đã ổn định, con cái được ăn học đến nơi đến chốn”- chị H’Huynh phấn khởi cho biết.

Theo ông Đinh Văn Chinh-Chủ tịch UBND xã Ia Sol cho biết: Những năm qua, chính sách cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách-Xã hội huyện Phú Thiện đã hỗ trợ rất lớn cho hàng trăm lượt hộ nghèo trên địa bàn xã, góp phần từng bước thoát nghèo bền vững. Vai trò đó càng có ý nghĩa hơn khi Ia Sol là 1 trong 2 xã điểm của huyện trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và theo lộ trình  sẽ cán đích nông thôn mới vào cuối năm 2016.

Trong năm 2015, với tổng số hơn 20 tổ vay vốn, Ngân hàng Chính sách-Xã hội huyện đã tạo điều kiện cho 510 lượt hộ nghèo, gia đình chính sách khó khăn trên địa bàn xã, vay hơn 10 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ của toàn xã đến nay lên trên 26 tỷ đồng.

Đa số các hộ dân được tiếp cận nguồn vốn vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, tạo sinh kế bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho từng đối tượng được vay. Hiện xã Ia Sol có tỷ lệ hộ nghèo dưới 7% và tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 25,3 triệu đồng/người/năm, đạt tiêu chí hộ nghèo và thu nhập trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

 

Người dân đang giao dịch tại phòng giao dịch thị trấn Phú Thiện. Ảnh: Q.T
Người dân đang giao dịch tại phòng giao dịch thị trấn Phú Thiện. Ảnh: Q.T

Ông Văn Công Hạnh-Giám đốc Ngân hàng Chính sách-Xã hội huyện Phú Thiện cho biết: Tính đến nay, tổng dư nợ trên toàn địa bàn đạt trên 184 tỷ đồng, tăng khoảng 16,5 tỷ so với đầu năm, thông qua 7.700 hộ vay. Từ đó, góp phần giúp cho 304 hộ nghèo thoát nghèo, 37 hộ thoát cận nghèo, 128 lao động nông thôn có việc làm ổn định và đã xây dựng được 1.050 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường.

Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, ngoài việc kịp thời giải ngân các nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng thì Ngân hàng Chính sách-Xã hội huyện cũng phối, kết hợp với các ban ngành, đoàn thể nhận ủy thác để làm tốt công tác thu nợ và nâng cao ý thức trách nhiệm của hộ vay trong việc trả nợ, trả lãi kịp thời-ông Hạnh cho biết thêm.

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.