Xây dựng Gia Lai ngày càng phát triển giàu mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, nhiều thập kỷ qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực khắc phục khó khăn để xây dựng quê hương Gia Lai ngày càng giàu đẹp. Để bạn đọc rõ hơn về vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
 

- P.V: Thưa đồng chí, như chúng ta đã biết, những giá trị to lớn mà cuộc Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 mang lại luôn là động lực, sức mạnh tinh thần cho dân tộc ta trên chặng đường đi tới. Vậy, xin đồng chí cho hay, Gia Lai đã kế thừa và phát huy tinh thần này như thế nào trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà thời gian qua?

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành: Là địa phương phải gánh chịu sự tàn phá khốc liệt qua 2 cuộc chiến tranh chống thực dân và đế quốc, với cơ sở hạ tầng hết sức yếu kém, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, tuy nhiên sau 41 năm xây dựng và trưởng thành, với sự nỗ lực phấn đấu và sự hỗ trợ thiết thực, quý báu của Trung ương, của các tỉnh bạn, Gia Lai đã có bước phát triển nhanh và khá toàn diện. Cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội được tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn vốn; tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội và quy mô đô thị các vùng động lực được nâng cao, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang. Các công trình giao thông trọng điểm như sân bay Pleiku, quốc lộ 14, quốc lộ 19, đường Trường Sơn Đông... được đầu tư, nâng cấp, góp phần kết nối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà. Toàn tỉnh hiện có 340 công trình thủy lợi phục vụ tưới 48.000 ha; 41 nhà máy thủy điện với tổng công suất 2.174,75 MW, tổng sản lượng điện sản xuất hiện đạt 6,14 tỷ kWh/năm; 100% xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia và gần 100% hộ gia đình được sử dụng điện; trên 90% tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch và trên 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, bưu chính viễn thông, thông tin,... phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp với sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, đến nay đã có 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới; đã hình thành được các vùng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến, gồm: 6 nhà máy chế biến mủ cao su, tổng công suất 100.000 tấn/năm; 2 nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu, công suất 20.000 tấn/năm; 2 nhà máy chế biến chè, công suất 5.500 tấn/năm; 1 nhà máy chế biến gỗ MDF, công suất 54.000m3/năm; 2 nhà máy chế biến đường, công suất 30.000 tấn mía cây/ngày; 4 nhà máy chế biến tinh bột sắn, công suất 66.000 tấn/năm; 2 nhà máy chế biến tiêu sạch, công suất 10.000 tấn/năm. Nhà máy chế biến sữa tươi Nutifood Tây Nguyên đã đi vào hoạt động với công suất 2 triệu lít sữa/năm...

 

Đưa cơ giới vào đồng ruộng. Ảnh: Đ.T
Đưa cơ giới vào đồng ruộng. Ảnh: Đ.T

Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2015 của tỉnh đạt 88,08 điểm, xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố. Cùng với cải cách hành chính, tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường hợp tác, đầu tư với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh bạn. Toàn tỉnh hiện có gần 3.400 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký gần 60.000 tỷ đồng, một số doanh nghiệp lớn đã cơ cấu lại, mở rộng đầu tư ra nước ngoài, đầu tư đa ngành nghề.

Các lĩnh vực văn hóa-xã hội đạt được những thành tựu đáng khích lệ; đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn lồng ghép với chương trình giảm nghèo, đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí giai đoạn 2016-2020 là 19,71%. Đời sống của đồng bào các dân tộc vùng căn cứ cách mạng luôn được quan tâm; công tác giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và thực hiện các chính sách xã hội, chương trình đền ơn đáp nghĩa đạt kết quả thiết thực. Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được triển khai đồng bộ; thực hiện chính sách dân tộc đạt được một số kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn chuyển biến rõ nét, cơ bản giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt.

- P.V: Theo dự báo, năm 2016 và những năm tiếp theo, tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Tỉnh Gia Lai sẽ thực hiện những giải pháp nào để vượt qua thách thức và hoàn thành các mục tiêu đề ra, thưa đồng chí?

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành: Tỉnh ta bước vào thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và kế hoạch 5 năm 2016-2020 trong điều kiện gặp nhiều thách thức. Ngay từ những tháng đầu năm, hạn hán xảy ra khốc liệt trên diện rộng đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân và việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, trong đó tập trung vào một số giải pháp chính như sau:

Xem nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh là giải pháp hàng đầu để thúc đẩy sự phát triển của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực. Tỉnh lấy năm 2016 là năm trọng tâm thực hiện công tác cải cách hành chính, tập trung xây dựng bộ máy hành chính chuyên nghiệp, kiến tạo, phục vụ, liêm chính; thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; đổi mới tác phong làm việc, tiếp xúc công dân của cán bộ, công chức; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát năng lực, thái độ thực thi pháp luật, cương quyết loại bỏ những người cản trở, trục lợi, gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Tập trung tháo gỡ rào cản, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỉnh đã tổ chức ký cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có trên 6.000 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 56% tổng thu ngân sách trên địa bàn, 49% tổng vốn đầu tư trên địa bàn. Tăng cường hợp tác với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, đẩy mạnh liên kết vùng và khu vực nhằm khai thác các tiềm năng lợi thế; tập trung rà soát, triển khai các giải pháp để phát triển tiềm năng du lịch tỉnh nhà.

Huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư để tập trung phát triển kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, có hệ thống, đảm bảo hiệu quả tổng hợp để phục vụ tốt công tác thu hút đầu tư, trong đó chú trọng phối hợp với Bộ Giao thông-Vận tải tiếp tục mở rộng, nâng cấp sân bay Pleiku, mạng lưới giao thông, điện, thủy lợi, viễn thông, công nghệ thông tin, thu hút đầu tư phát triển Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, các khu-cụm công nghiệp: Pleiku, An Khê. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông tại vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trên cơ sở vận dụng đa dạng các nguồn lực.

Từng bước hoàn chỉnh nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị, tiến tới hoàn chỉnh, xây dựng, nâng cấp đô thị theo quy hoạch. Ưu tiên đầu tư hạ tầng trung tâm các đơn vị hành chính địa phương mới chia tách để ổn định phát triển. Phấn đấu đến năm 2020 TP. Pleiku đạt tiêu chí đô thị loại I; thị xã An Khê, Ayun Pa hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại III; thị trấn Chư Sê trở thành thị xã.

Triển khai đồng bộ các giải pháp, ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến cuối năm 2020 có 70 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, không còn xã đạt dưới 7 tiêu chí; có 4 địa phương cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, triển khai tốt các chương trình cánh đồng mẫu lớn, tưới tiết kiệm nước, tái canh cây cà phê; ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh việc hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản; gắn tái cơ cấu nông nghiệp với việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, xóa nhanh hộ nghèo, nâng cao mức sống mọi mặt cho người dân, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiệu quả và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tập trung triển khai thực hiện các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu; nghiêm túc thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên và dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên, giải quyết kịp thời tình trạng di dân tự do, không để tình trạng người dân phá rừng lấy đất sản xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình phát triển, tỉnh xác định bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt, không vì tăng trưởng kinh tế mà đánh đổi môi trường. Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, nhất là bão lũ, hạn hán.

Chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách địa phương một cách chủ động, tích cực; phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 9-10%/năm; thực hiện cơ cấu lại chi ngân sách địa phương, đảm bảo hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, nâng dần tỷ lệ tự cân đối ngân sách địa phương. Thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập; chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

Tập trung phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các chính sách thu hút người có trình độ cao về tỉnh công tác. Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho các trường đại học có uy tín mở các phân hiệu đại học tại tỉnh để đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh và khu vực Bắc Tây Nguyên.

Tổ chức thực hiện kịp thời chủ trương đổi mới giáo dục-đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh; tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Huy động toàn bộ hệ thống chính trị, mọi nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội; tập trung chăm lo đời sống cho đối tượng người có công với cách mạng...

- P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

Hồng Thi (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.