Phát huy hiệu quả thủy lợi vừa và nhỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nước tưới là yếu tố đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Đak Đoa đã đầu tư xây dựng hàng chục công trình thủy lợi vừa và nhỏ giúp người dân địa phương sản xuất ổn định, hạn chế tình trạng thiếu nước tưới gây thiệt hại cho cây trồng.

  Cơ quan chức năng huyện Đak Đoa kiểm tra công trình thủy lợi tại xã Trang. Ảnh: L.N
Cơ quan chức năng huyện Đak Đoa kiểm tra công trình thủy lợi tại xã Trang. Ảnh: L.N

Là một trong những địa phương có diện tích cây trồng hàng năm khá lớn (khoảng 49.715 ha cây trồng các loại), những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Đak Đoa đã đầu tư xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi nhỏ, đập dâng và đập tạm ở các xã, thị trấn phục vụ nhu cầu nước tưới cho nông dân sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, đến nay, toàn huyện có 51 công trình thủy lợi, chủ yếu là hệ thống các công trình trên kênh xây kiên cố, các hồ chứa nhỏ, đập tràn và những công trình tạm bằng rọ đá được xây dựng trải dài ở các xã, thị trấn với năng lực thiết kế tưới khoảng 2.581 ha cây trồng các loại. Nhiều công trình đã phát huy hiệu quả rất tốt giúp người dân các xã không ngừng mở rộng diện tích cây trồng.

Ông Chiên-Chủ tịch UBND xã Hà Đông cho biết: Trên địa bàn xã Hà Đông được đầu tư xây dựng 3 công trình thủy lợi gồm Đak Bok Lak, Đak Pơ Nuk và Đak Glong để phục vụ người dân trồng lúa nước, đáp ứng nguồn lương thực tại chỗ. Những năm qua, các công trình này được đầu tư sửa chữa, nâng cấp giúp người dân sản xuất lúa nước ổn định. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào và ổn định này, lực lượng vũ trang tỉnh đã giúp người dân khai hoang, phục hóa lại 19 ha đất để bà con tiếp tục trồng lúa nước.

Trước những biến đổi ngày càng khó lường của thời tiết và để đảm bảo nguồn nước cho cây trồng trong những năm tới, huyện Đak Đoa đã chủ động rà soát và điều chỉnh quy hoạch một số công trình thủy lợi. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn hỗ trợ khắc phục hậu quả hạn hán trong vụ Đông Xuân 2015-2016, huyện đang tập trung xây dựng một số công trình thủy lợi nhỏ như: Ja Nan (thôn Kdập, xã Hneng) tưới 15 ha lúa nước và 20 ha cây công nghiệp; thủy lợi Đak Kơ Doc (xã Đak Sơ Mei) tưới 30 ha lúa nước; thủy lợi Đak Had (xã Đak Sơ Mei) tưới 15 ha lúa nước. Ngoài ra,  huyện còn gia cố thêm đoạn kênh mương tại khu vực công trình thủy lợi Đak Had…

Ông Phạm Cường-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa cho biết: Xác định nước tưới cho cây trồng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, công tác đầu tư xây dựng và tu sửa hệ thống các công trình thủy lợi vừa và nhỏ được UBND huyện rất quan tâm. Hầu hết các công trình đều phát huy hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục khảo sát và sửa chữa một số công trình đã hư hỏng xuống cấp, làm mới các công trình thủy lợi nhỏ giúp người sản xuất ổn định. Đặc biệt, huyện sẽ tập trung xây dựng 2 công trình lớn là đập thôn 3-1 (xã Tân Bình) và đập đồi thông (thị trấn Đak Đoa) để mở rộng thêm diện tích cây trồng.

Chiến lược đầu tư xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi nhỏ là một trong những hướng đi phù hợp của huyện Đak Đoa để giúp ngành nông nghiệp vốn là thế mạnh của huyện phát huy hiệu quả trong những năm tới.

 Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.