Kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, nhưng Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp (DN) vẫn kiên định với mục tiêu vừa đảm bảo sức khỏe nhân dân, vừa ổn định sản xuất và tăng trưởng kinh tế ở mức khá.

 

 Cần có chính sách đặc biệt hỗ trợ cho ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa để giữ ổn định sản xuất, đảm bảo tăng trưởng trong quý II/2020. Ảnh: Kh.V
Cần có chính sách đặc biệt hỗ trợ cho ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa để giữ ổn định sản xuất, đảm bảo tăng trưởng trong quý II/2020. Ảnh: Kh.V


Chủ động nhận diện những mảng xám của bức tranh kinh tế

Trao đổi với PV Lao Động, hầu hết chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam đều cảnh báo về bức tranh kinh tế khá nhiều mảng xám trong năm 2020, bắt đầu thể hiện rõ nét từ quý II, khi hầu hết các nền kinh tế đều “ngấm đòn” từ ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Chuyên gia kinh tế - TS Ngô Trí Long - cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong quý II/2020 khi dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu suy giảm, các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, Châu Âu (EU), Trung Quốc... phải hứng chịu những tổn thất nặng nề từ dịch bệnh này. Bên cạnh đó, còn những tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, các thảm họa thiên tai do biến đổi khí hậu...

“Mặc dù dự báo tại thời điểm này là hơi sớm, nhưng với tình hình hiện tại thì rất khó có thể lạc quan. Nền kinh tế Việt Nam sẽ bị tác động rất mạnh vì dựa vào nhiều vào xuất nhập khẩu. Tác động của COVID-19 đã ảnh hưởng đến cả xuất khẩu và nhập khẩu. Đầu ra thị trường Mỹ và EU hiện đang co cụm lại, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng lớn. Tôi rất thận trọng trong các dự báo của mình, nhưng vẫn phải tiên lượng về suy giảm trong năm 2020” - TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

Đạt mức tăng trưởng 6,8% trong năm 2020 là thách thức lớn

Theo các chuyên gia kinh tế, để các DN ổn định sản xuất, Chính phủ cần chỉ đạo và giám sát thực hiện hàng loạt chính sách tiền tệ và tài khóa, bao gồm các vấn đề giảm lãi suất ngân hàng, bơm tiền mặt hỗ trợ DN vay bằng nhiều cơ chế linh hoạt. Trong đó, cần xem xét thành lập Quỹ tín dụng trung ương để bảo lãnh cho các ngân hàng bơm tiền cho DN vay; các chính sách miễn thuế, giảm thuế, giãn thuế, giảm lệ phí... 

Theo Bộ Tài chính, bộ này đã đề xuất gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng của DN với số tiền hơn 61.600 tỉ đồng; thuế thu nhập DN hơn 11.100 tỉ đồng; thuế của nhóm cá nhân, hộ kinh doanh là hơn 3.000 tỉ đồng; tiền thuế thuê đất hơn 4.500 tỉ đồng. Tổng số tiền gia hạn nộp thuế theo đề xuất của Bộ Tài chính là 80.200 tỉ đồng.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính - đánh giá cao về động thái của Bộ Tài chính. Ông Thịnh cho rằng, chính sách gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho DN cũng được bao phủ cho hộ kinh doanh hoạt động trong khá nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế từ nông, lâm nghiệp và thủy sản, một số ngành sản xuất, đến thương mại, vận tải, kinh doanh dịch vụ ăn uống, du lịch… sẽ hỗ trợ DN rất lớn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng đến hầu hết mọi lĩnh vực.

Theo TS Nguyễn Bích Lâm, kinh tế Việt Nam năm 2020 đối mặt với nhiều khó khăn, việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,8% là thách thức lớn, cần có sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, DN và người dân, sự hỗ trợ và chia sẻ gánh vác trách nhiệm của tất cả hệ thống. Trước mắt, cần thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, không để dịch lây lan, ưu tiên cao nhất cho ngăn chặn và dập dịch sớm nhất có thể, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân.

Đồng thời, tập trung vào một số nội dung chủ yếu về vấn đề hỗ trợ cộng đồng DN; các nút thắt về đất đai; thủ tục hành chính...

TS Nguyễn Bích Lâm nói rằng, Chính phủ có giải pháp giải ngân hết vốn đầu tư công và có các chính sách thuế, chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ khu vực DN, các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể. Hệ thống phân phối lưu thông cung cấp đầy đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại sau dịch COVID-19 thì nền kinh tế vẫn có khả năng tăng trưởng đạt mục tiêu 6,8%.

Theo Tổng cục Thống kê, trước mắt, hỗ trợ cộng đồng DN, đặc biệt DN vừa và nhỏ và khu vực hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 để tìm thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế, tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, có chính sách đặc biệt hỗ trợ cho các ngành nông nghiệp, giao thông, du lịch; thực hiện chính sách thuế như miễn, giãn, khoanh nợ, giảm thuế xuất, nhập khẩu...

TS Nguyễn Trí Hiếu cũng nêu hàng loạt giải pháp, trong đó bao gồm vấn đề có thể phát hành trái phiếu Chính phủ để có ngân sách hỗ trợ DN, thậm chí, nếu cần thiết có thể in thêm tiền.

Theo Phong Nguyễn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1- 0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
“Khu chợ không dùng tiền mặt”: Hiệu quả, tiện ích

“Khu chợ không dùng tiền mặt”: Hiệu quả, tiện ích

(GLO)- Sau 1 năm đi vào hoạt động, mô hình “Khu chợ không dùng tiền mặt” tại Trung tâm Thương mại thị trấn Chư Prông (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế số của địa phương.
Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

(GLO)- Việc có đến 12/16 khu vực, sắc thuế đạt và vượt tiến độ đã tạo đà cho tổng thu nội địa của tỉnh Gia Lai trong quý I-2024 đạt 1.935,6 tỷ đồng, bằng 34,7% dự toán Bộ Tài chính giao và 33,6% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.