Chiến tranh tiền tệ sẽ sớm xảy ra?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau chiến tranh thương mại, tiền tệ có thể là
Sau chiến tranh thương mại, tiền tệ có thể là "cuộc chiến" kế tiếp của các nền kinh tế lớn.
Sau chiến tranh thương mại, tiền tệ có thể là "cuộc chiến" kế tiếp của các nền kinh tế lớn. Nhưng, điều mà giới đầu tư quan tâm là ai có thể sẽ "phất cờ" và hệ quả từ cuộc chiến mới này là gì?
Ai sẽ khơi mào chiến tranh tiền tệ
Giữa tháng 7/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa gây xôn xao giới tài chính quốc tế khi yêu cầu các trợ lý tìm cách phá giá đồng USD nhằm thúc đẩy nền kinh tế trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Đây dường như là bước đi kế tiếp của vị tổng thống khó lường sau những lời chỉ trích nhắm vào người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về chính sách tiền tệ thắt chặt, mà cho đến nay FED vẫn chưa giảm lãi suất như mong muốn của ông.
Thời gian gần đây ông cũng thường đả kích các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc hay EU thao túng tiền tệ bằng cách bơm tiền nhằm giành lợi thế về thương mại, và cho rằng nước Mỹ cũng nên có chính sách đáp trả tương ứng.
Kể từ khi lên nắm quyền đến nay, Tổng thống Trump thường phàn nàn về sức mạnh của đồng USD, vốn đã góp phần làm gia tăng thâm hụt thương mại cho nền kinh tế Mỹ khi khiến hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của nước này giảm lợi thế cạnh tranh.
Một điều dễ nhận thấy là cuộc chiến thương mại do Tổng thống Trump khởi động chống lại các đối tác thương mại có thể giảm bớt mức “sát thương” nếu các đối thủ tìm này cách làm suy yếu đồng nội tệ của mình, như Bắc Kinh đã thực hiện sau khi Mỹ liên tiếp áp các hàng rào thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc. 
Chính vì vậy, có lý do để ông Trump sốt ruột với sức mạnh của đồng USD hiện nay và luôn thúc giục tìm kiếm giải pháp làm suy yếu đồng tiền, nhất là khi quan điểm của ông càng được củng cố bởi báo cáo ngày 17/7/2019 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Theo đó, IMF cho rằng, xét trên các yếu tố kinh tế cơ bản trong ngắn hạn, đồng USD bị định giá cao hơn khoảng 6-12% so với giá trị thực, trong khi EUR, JPY và CNY được xem là phù hợp với các tố cơ bản. Điều này càng làm ông Trump tin rằng đồng USD đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu của Mỹ.
Những tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ đã gây ra làn sóng đầu cơ mạnh mẽ ở Phố Wall, thúc đẩy giới đầu tư thoát khỏi đồng bạc xanh và tập trung vào những tài sản được lợi khi tiền tệ suy yếu như vàng, khi mà các nhà phân tích dự báo trong tương lai gần, Trump sẽ quyết định hạ giá đồng USD, chính thức châm ngòi cho cuộc chiến tiền tệ.
Vòng xoáy sau chiến tranh thương mại
Lần gần nhất Mỹ can thiệp làm yếu đồng USD là vào năm 2011, khi cùng với một số nước ứng phó việc đồng JPY tăng giá mạnh sau thảm họa động đất, sóng thần. Về cơ bản, đồng USD mạnh sẽ giúp người tiêu dùng Mỹ hưởng lợi khi mua hàng hóa nước ngoài, song lại có thể gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, vì các nước khác buộc phải bỏ nhiều tiền hơn để mua những hàng hóa sản xuất tại Mỹ.
Theo Bank of America, hiện nay đồng USD được định giá cao hơn khoảng 13% so với tỷ giá hối đoái thực tế. Tuy nhiên, nếu Mỹ chủ động phá giá đồng tiền, các nền kinh tế còn lại không dễ gì "ngồi yên chịu trận”. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang gây ra nhiều thiệt hại, ngân hàng trung ương (NHTƯ) các nước càng có động lực nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế quốc gia.
Cụ thể, nếu FED quyết định hạ lãi suất tại cuộc họp vào cuối tháng 7 này, Ngân hàng nhân dân Trung quốc (PBoC) có thể sẽ tiếp bước bằng cách cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong 4 năm qua nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang giảm tốc. Nếu đúng như vậy thì đây cũng không phải lần đầu tiên PBoC hành động theo FED, khi trước đó vào năm 2017 và 2018, PBoC đã có động thái tương tự chỉ vài giờ sau khi FED nâng lãi suất ngắn hạn.
Đối với những nền kinh tế bị hạn chế về khả năng giảm lãi suất do đã về mức 0 hoặc âm như khu vực châu Âu hay Nhật Bản, giải pháp duy nhất để hỗ trợ nền. kinh tế là làm giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ khác để củng cố sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Và, nếu một số quốc gia tranh đua hạ giá đồng nội tệ thì đây là một cuộc chiến tiền tệ.
Theo Bank of America Merrill Lynch, chiến tranh tiền tệ đang diễn ra và NHTƯ của các quốc gia phát triển đang bị cuốn vào cuộc chiến này. Hệ quả là hàng tỷ USD tiễn rẻ sẽ lại được bom ra và di chuyển khắp thế giới, chạy từ thị trường này sang thị trường khác, từ kênh đầu tư này sang kênh đầu tư khác, hình thành nên những bong bóng tài chính trên thị trường và tích lũy thêm những rủi ro tiềm ẩn. Có vẻ như cuộc khủng hoảng mới sẽ khó có thể tránh khỏi và chỉ đang ngày càng đến gần hơn.
Tài Chính (Theo Khả Hân/doanhnhansaigon.vn)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

(GLO)- Việc có đến 12/16 khu vực, sắc thuế đạt và vượt tiến độ đã tạo đà cho tổng thu nội địa của tỉnh Gia Lai trong quý I-2024 đạt 1.935,6 tỷ đồng, bằng 34,7% dự toán Bộ Tài chính giao và 33,6% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Rủi ro lớn

Rủi ro lớn

Trong lúc giá vàng nhảy múa vì khan hiếm, nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vàng đã chớp thời cơ để tung mạnh ra thị trường nhiều sản phẩm vàng mini và đã tạo nên một cơn sốt mới.