Ông Phạm Văn Tam chỉ còn 1% cổ phần tại Asanzo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Được biết đến với vai trò là người sáng lập ra Asanzo, tuy nhiên, hiện nay ông Phạm Văn Tam đã thoái vốn gần hết tại công ty CP Tập đoàn Asanzo.
Cập nhật đến ngày 15/6/2019, trong thông tin về thuế được Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp cung cấp, Công ty CP Tập đoàn Asanzo chỉ có tổng cộng 5 lao động.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Tam, đã thoái gần hết vốn tại công ty CP Tập đoàn Asanzo vào ngày 13/7/2018, giảm tỷ lệ sở hữu từ 90% xuống còn 1%.
Công ty CP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào ngày 20/10/2016 với tên gọi ban đầu là Công ty CP Tập đoàn Asan, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Cổ đông lớn nhất sáng lập là ông Phạm Văn Tam (90%) và một số cổ đông khác gồm Công ty TNHH Truyền thông Asanzo (2%); Công ty CP Điện tử Asanzo Việt Nam (2%), Phạm Xuân Tình (2%), Phạm Văn Toán (2%) và Phạm Thị The (2%).
Song sau đó, ông Phạm Văn Tam đã thoái gần hết vốn tại công ty CP Tập đoàn Asanzo vào ngày 13/7/2018, giảm tỷ lệ sở hữu từ 90% xuống còn 1%. Hiện tại, pháp nhân Phạm Xuân Tình đang làm chủ sở hữu/Người đại diện theo pháp luật.
Hiện tại, ông Phạm Văn Tam đang là chủ sở hữu/người đại diện góp vốn tại 2 doanh nghiệp là Công ty CP Truyền thông và giải trí Asanzo và Công ty CP công nghệ cao Asanzo.
Công ty CP Truyền thông và giải trí Asanzo thành lập ngày 24/9/2014. Dữ liệu tính đến ngày 15/5/2017, ông Phạm Văn Tam nắm 80% vốn công ty. Đến 8/9/2018, công ty tăng mạnh vốn từ 200 triệu đồng lên 50 tỷ đồng.
 Ông Phạm Văn Tam.
Địa chỉ trụ sở nằm tại Phòng 903 Tầng 9 Tòa Nhà Flemington Tower, 182 Lê Đại Hành - Phường 15 - Quận 11 - TP Hồ Chí Minh, ngành nghề kinh doanh là Bán buôn thực phẩm. Đây cũng là địa chỉ trụ sở hiện tại của Công ty CP Đầu tư Asanzo.
Công ty CP công nghệ cao Asanzo mới thành lập trong năm 2019 với vốn điều lệ đạt 300 tỷ đồng, ba cổ đông sáng lập công ty này là Phạm Văn Tam, Dương Thị Ngọc Giàu, Nguyễn Thị ý Nhi. Ngành nghề kinh doanh là sản xuất linh kiện điện tử, địa chỉ trụ sở tại Lô I-15, Đường D2, Khu công nghệ Cao - Phường Tăng Nhơn Phú B - Quận 9 - TP Hồ Chí Minh.
Tập đoàn Asanzo đang vướng vào nghi vấn dùng hàng Trung Quốc "đội lốt" Việt Nam sau loạt bài điều tra của báo Tuổi Trẻ. Chiều 23/6, trong cuộc gặp gỡ báo chí, ông Phạm Văn Tam thừa nhận, Asanzo sử dụng 70% linh kiện từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Tam khẳng định, Asabzo không bóc dòng chữ "Made in China" khỏi các linh kiện bên trong. Ông Tam nhấn mạnh, điều này là không cần thiết. “Thực tế, Asanzo đã dán tem niêm phong bên ngoài sản phẩm, bảo hành trong 3 năm. Người tiêu dùng không được phép bóc tem này ra, nếu không hãng sẽ không chịu trách nhiệm”.
Liên quan đến những nghi vấn Asanzo là hàng Trung Quốc, mới đây Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã tước danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao của Asanzo. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ đạo giao các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam.
Phi Phi (VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

(GLO)- Việc có đến 12/16 khu vực, sắc thuế đạt và vượt tiến độ đã tạo đà cho tổng thu nội địa của tỉnh Gia Lai trong quý I-2024 đạt 1.935,6 tỷ đồng, bằng 34,7% dự toán Bộ Tài chính giao và 33,6% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Rủi ro lớn

Rủi ro lớn

Trong lúc giá vàng nhảy múa vì khan hiếm, nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vàng đã chớp thời cơ để tung mạnh ra thị trường nhiều sản phẩm vàng mini và đã tạo nên một cơn sốt mới.