BIDV có tân chủ tịch sau hơn 2 năm 'vắng bóng'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Phan Đức Tú được bầu làm Chủ tịch HĐQT BIDV - Ảnh: Internet
Ông Phan Đức Tú được bầu làm Chủ tịch HĐQT BIDV - Ảnh: Internet
Sau hơn 2 năm để trống từ khi ông Trần Bắc Hà về hưu, chức Chủ tịch HĐQT BIDV đã được trao cho ông Phan Đức Tú - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Chiều nay (15.11), Ngân hàng Nhà nước đã trao quyết định bổ nhiệm ông Phan Đức Tú – Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giữ chức chủ tịch ngân hàng. Hai năm qua, khi còn ở cương vị tổng giám đốc, ông Phan Đức Tú được giao là người đại điện pháp luật cho BIDV.
Ông Tú sinh năm 1964 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông bắt đầu làm việc tại BIDV từ năm 1987 và trải qua nhiều vị trí ở ngân hàng này. Từ tháng 5.2012 đến nay, ông Tú giữ chức tổng giám đốc, thành viên HĐQT BIDV.
Mới đây, BIDV dự kiến sẽ phát hành riêng lẻ hơn 603 triệu cổ phần cho 1 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là Ngân hàng KEB Hana của Hàn Quốc. Sau đợt phát hành, đối tác Hàn Quốc sẽ nắm giữ 15% vốn điều lệ của BIDV sau phát hành. Thời điểm phát hành dự kiến là trong năm 2018 – 2019.
Số cổ phần phát hành cho KEB Hana sẽ bị giới hạn thời gian chuyển nhượng tối thiểu 5 năm kể từ ngày nhà đầu tư lần đầu tiên trở thành cổ đông của BID.
Hiện cơ cấu cổ đông của BIDV có 4,72% thuộc về cổ đông ngoài nhà nước còn 95,28% là cổ đông Nhà nước. Sau khi phát hành cổ đông Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu về 80,99%, cổ đông nước ngoài chiếm 15% và cổ đông ngoài nhà nước khác là 4,01%.
Năm 2018, BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 14%, huy động vốn tăng trưởng 11.5%. Về mặt lợi nhuận, Ngân hàng đặt mục tiêu lãi trước thuế hợp nhất 9.300 tỉ đồng. Tỷ lệ nợ xấu đạt dưới 2%.
BIDV hiện là ngân hàng quốc doanh trên thị trường chứng khoán có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao nhất, đạt trên 95%. Sau khi phát hành thành công, sở hữu của cổ đông Nhà nước sẽ giảm xuống 81%, cổ đông chiến lược nước ngoài nắm giữ 15% và phần còn lại hơn 4% sở hữu bởi các cổ đông khác.
Tuyết Nhung (MOTTHEGIOI.VN)

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1- 0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
“Khu chợ không dùng tiền mặt”: Hiệu quả, tiện ích

“Khu chợ không dùng tiền mặt”: Hiệu quả, tiện ích

(GLO)- Sau 1 năm đi vào hoạt động, mô hình “Khu chợ không dùng tiền mặt” tại Trung tâm Thương mại thị trấn Chư Prông (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế số của địa phương.
Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

(GLO)- Việc có đến 12/16 khu vực, sắc thuế đạt và vượt tiến độ đã tạo đà cho tổng thu nội địa của tỉnh Gia Lai trong quý I-2024 đạt 1.935,6 tỷ đồng, bằng 34,7% dự toán Bộ Tài chính giao và 33,6% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.