Ngành Ngân hàng: Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ngành Ngân hàng tỉnh đã ban hành kế hoạch với nhiều giải pháp cụ thể, phấn đấu đạt hiệu quả cao nhất.  

Đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý, đảm bảo cung ứng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, ngành Ngân hàng tỉnh phấn đấu dư nợ tín dụng trên địa bàn tăng 15-17% trong năm nay. Với mục tiêu này, vốn sẽ được tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay xuất khẩu, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, tái canh cà phê, cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp thông qua tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách.

 

Ngành Ngân hàng luôn đồng hành cùng sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.          Ảnh: internet
Ngành Ngân hàng luôn đồng hành cùng sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Ảnh: internet

Đồng thời, chú trọng đầu tư vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; bám sát danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh giai đoạn 2016-2018 và nhu cầu vốn đầu tư phát triển để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển.

Hiện tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh đạt hơn 78.500 tỷ đồng (tăng 0,4% so với cuối năm 2017) với các chương trình cho vay, chính sách tín dụng ưu tiên. Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Cư-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh, bên cạnh một số chương trình tín dụng triển khai có hiệu quả, vẫn còn một số chương trình, chính sách tín dụng đang gặp vướng mắc cần sớm tháo gỡ như cho vay giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay nhà ở… Để chủ động đẩy mạnh thực hiện các chương trình cho vay, ngành Ngân hàng đã có kế hoạch cụ thể giao cho các ngân hàng thương mại và phối hợp với các ngành, địa phương triển khai trong thời gian tới. Trong năm nay, phải triển khai được chương trình cho vay đối với nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Hiện các ngân hàng thương mại cũng đã lên kế hoạch cho vay với lãi suất ưu tiên giảm 0,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường. Đối với cho vay tái canh cà phê sẽ tuyên truyền rộng rãi hơn nữa để người dân nắm bắt được chủ trương và tiếp cận vốn.

Trên tinh thần thực hiện Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh đã đề ra nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch hành động như: tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là vốn trung-dài hạn nhằm từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn vốn huy động trên dư nợ cho vay, tiến tới chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn, hạn chế việc nhận vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Bên cạnh đó, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn giảm lãi suất huy động và cho vay.

 

Trong kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn cho vay đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu; cho vay các dự án đầu tư vào tỉnh như: dự án nhà máy tách, phân loại, đóng gói, bảo quản hoa quả xuất khẩu; dự án thủy điện Plei Keo; nhà máy điện năng lượng mặt trời; nhà máy sản xuất cà phê bột và hòa tan; dự án khu điều trị dịch vụ chất lượng cao; dự án Bệnh viện Mắt Pleiku; dự án nhà máy chế biến nước ép trái cây…

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Cư cho biết, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tín dụng, đặc biệt là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng tập trung mở rộng mạng lưới để tăng trưởng mảng bán lẻ, cải tiến dịch vụ, tạo ra nhiều sản phẩm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Ngành Ngân hàng sẽ chủ động nắm bắt tình hình kinh tế-xã hội để báo cáo và đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương về những vấn đề phát sinh, bất cập của cơ chế, chính sách nhằm giải quyết cho phù hợp với thực tế. Áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay. Ngoài ra, triển khai có hiệu quả các nội dung, giải pháp theo phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tập trung triển khai thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.

Vũ Thảo

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

(GLO)- Việc có đến 12/16 khu vực, sắc thuế đạt và vượt tiến độ đã tạo đà cho tổng thu nội địa của tỉnh Gia Lai trong quý I-2024 đạt 1.935,6 tỷ đồng, bằng 34,7% dự toán Bộ Tài chính giao và 33,6% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Rủi ro lớn

Rủi ro lớn

Trong lúc giá vàng nhảy múa vì khan hiếm, nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vàng đã chớp thời cơ để tung mạnh ra thị trường nhiều sản phẩm vàng mini và đã tạo nên một cơn sốt mới.