Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai giám sát về phát triển cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 28-11, Đoàn giám sát do bà Đinh Thị Giang-Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát UBND tỉnh về thực hiện các kiến nghị sau đợt giám sát của Ban Dân tộc HĐND về việc thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số (DTTS) thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh từ năm 2018-2020. 
Làm việc với đoàn giám sát có ông Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh. 
Theo báo cáo của UBND tỉnh, hàng năm, khi thực hiện việc tuyển dụng công chức, viên chức, Gia Lai đã có những chính sách ưu tiên đối với người DTTS. Cụ thể, từ năm 2016 đến nay, trong kế hoạch tuyển dụng công chức, viên chức, tỉnh đã áp dụng các chính sách đặc thù như: cộng 5 điểm vòng 2 đối với người DTTS trong kỳ thi tuyển dụng công chức; dành riêng chỉ tiêu tuyển dụng người DTTS trong kỳ tuyển dụng công chức năm 2022; các huyện dành riêng tỷ lệ phần trăm (10% hoặc 20%) chỉ tiêu tại vị trí việc làm của đơn vị có nhu cầu tuyển dụng người DTTS…
Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Quang Tấn
Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Quang Tấn
Kết quả, đến nay, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh đạt 14,71% tổng biên chế được giao; đảm bảo tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS theo quy định (đạt tỷ lệ tối thiểu 10% tổng số biên chế được giao theo quy định tại Kế hoạch số 280/KH-UBND ngày 19-1-2017 của UBND tỉnh). Ở cấp huyện, có 3/17 địa phương đã đạt tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS theo quy định, gồm: thị xã Ayun Pa, huyện Krông Pa và Ia Pa. Riêng thị xã An Khê có tỷ lệ người DTTS dưới 5% tổng dân số thị xã nên đã bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tại chỗ phù hợp.
Thông qua việc tuyển dụng công chức, viên chức và áp dụng những chính sách ưu tiên trong tuyển dụng đối với người DTTS đã góp phần nâng cao tỷ lệ công chức, viên chức là người DTTS trong các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh. Qua đó, đảm bảo thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh địa phương. Cùng với đó, người DTTS trúng tuyển công chức, viên chức đều có trình độ chuyên môn, năng lực đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển; từ đó, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
Tuy nhiên, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS chưa đồng đều giữa các cấp, các ngành, giữa các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, gây khó khăn trong việc xác định các chỉ tiêu riêng để tuyển người DTTS. Ngoài ra, trình độ dân trí của người DTTS ở các vùng miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn chưa cao dẫn đến tỷ lệ người DTTS trúng tuyển trong các kỳ tuyển dụng công chức, viên chức của tỉnh còn thấp…
Sau khi nghe ý kiến tham gia của các thành viên đoàn giám sát và giải trình của lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Đinh Thị Giang đề nghị UBND tỉnh quan tâm thực hiện tốt các ý kiến, kiến nghị của đoàn giám sát, nhất là các kiến nghị sau giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh về việc thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới. Cụ thể, làm tốt công tác tham mưu Tỉnh ủy có văn bản chỉ đạo các địa phương quan tâm thực hiện tốt Đề án cũng như tiếp tục quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương chưa đạt tỷ lệ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS… Qua đó, vừa đảm bảo tỷ lệ người DTTS, vừa phải đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS được tuyển dụng nhằm đám ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Quân đoàn 3: Vang mãi bản hùng ca

Quân đoàn 3: Vang mãi bản hùng ca

(GLO)- Trong 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đoàn 3 không chỉ đóng góp quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mà còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn đứng chân.