Gia Lai chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 4 trên biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện Công điện số 29/CĐ-QG hồi 9 giờ 00 phút ngày 24-9-2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng-chống thiên tai-Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Ban Chỉ huy Phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai (PCTT và TKCN) vừa có công văn số 3862/BCH-PCTT gửi các sở, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ huy Phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ đầu tư; chủ hồ, đập thủy lợi, thủy điện về việc chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 4 trên biển Đông. 
Theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm ngày 25-9, bão Noru vào biển Đông với sức gió cấp 9-10, giật cấp 13 và có xu hướng mạnh thêm. Đến ngày 27-9, sáng ngày 28-9 bão đổ bộ khu vực miền Trung với sức gió vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14.

Do ảnh hưởng của bão, từ trưa và chiều 25-9, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11; cấp độ rủi ro thiên tai trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông: cấp 3. Ngoài ra, khu vực Bắc Trung Bộ hiện đã có mưa lớn từ 100- 200 mm và còn tiếp tục mưa trong những ngày tới. 

Dự báo vị trí và đường đi của bão NORU. Ảnh NCHMF
Dự báo vị trí và đường đi của bão NORU. Ảnh NCHMF
Để chủ động ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng mưa lũ trên địa bàn tỉnh; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN theo địa bàn được phân công tại Quyết định số 591/QĐ-BCH ngày 2-11-2021 của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng-chống, ứng phó thiên tai ở các địa phương được giao phụ trách. 
UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để nắm bắt thông tin, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân. Khi có tình hình thời tiết diễn biến xấu tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.  
Chủ động chỉ đạo thu hoạch lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản đến thời kỳ thu hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hồ đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu.
Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa
Đồng thời, chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, nhất là các hồ chứa nhỏ; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra. Rà soát, sẵn sàng bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các ngầm tràn, khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính. 
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão, mưa lũ để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại. Tổng hợp, báo cáo kịp thời các thiệt hại do mưa lũ về Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Các chủ đầu tư; chủ hồ, đập thủy lợi, thủy điện theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, bố trí lực lượng trực ban 24/24 trong thời gian xảy ra mưa, lũ tại công trình. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa, phương án bảo vệ đập, phương án phòng-chống lụt bão và bảo đảm an toàn đập trong mùa lũ, phương án phòng-chống lũ lụt cho vùng hạ du đập do xả lũ hồ chứa hoặc sự cố đập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kiểm tra, rà soát và chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, trang thiết bị, phương tiện, hậu cần đảm bảo phương châm “4 tại chỗ” để phục vụ công tác bảo đảm an toàn đập, vùng hạ du đập trong mùa mưa lũ năm 2022. Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo kịp thời việc xả lũ hồ chứa thủy lợi, thủy điện đến nhân dân vùng hạ du đập để chủ động phòng tránh, ứng phó, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân khi xả lũ hồ chứa. 
LỆ HẰNG
 

Có thể bạn quan tâm

Quân đoàn 3: Vang mãi bản hùng ca

Quân đoàn 3: Vang mãi bản hùng ca

(GLO)- Trong 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đoàn 3 không chỉ đóng góp quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mà còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn đứng chân.