Gia Lai ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả heo châu Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên vừa ký ban hành Kế hoạch số 425/KH-UBND  về hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả heo châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh Gia Lai.

Mục tiêu của kế hoạch là nhằm giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi vào tỉnh, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ heo, sản phẩm của heo nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc; hoạt động của cư dân biên giới tỉnh Gia Lai với Vương quốc Campuchia. Bên cạnh đó, chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp heo mắc bệnh trên địa bàn tỉnh để xử lý triệt để, không để lây lan ra diện rộng; giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế-xã hội, môi trường do dịch bệnh gây ra.

Ảnh: Ngọc Sang
Ảnh: Ngọc Sang

Theo đó, kế hoạch hành động bao gồm các biện pháp cụ thể làm cơ sở cho các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện; được xây dựng trên 2 tình huống: chưa phát hiện bệnh dịch tả heo châu Phi tại tỉnh (tình huống 1) và phát hiện ổ dịch bệnh dịch tả heo châu Phi tại tỉnh (tình huống 2); gồm giải pháp chung và kế hoạch hành động cụ thể. Đối với giải pháp chung, kế hoạch nêu rõ: trường hợp chưa phát hiện bệnh dịch tả heo châu Phi thì triển khai đồng bộ, kịp thời các biện pháp phòng-chống dịch xâm nhiễm; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện “Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả heo châu Phi” ở cấp huyện; UBND các huyện, nhất là các huyện có đường biên giới giáp với Campuchia tổ chức các đoàn kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam, xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp vi phạm. Trường hợp phát hiện ổ dịch ở 1 địa phương thì thành lập các ban chỉ đạo phòng-chống dịch bệnh cấp huyện, xã nơi có ổ dịch; báo cáo về ban chỉ đạo phòng-chống dịch bệnh cấp tỉnh để chỉ đạo. Đồng thời thực hiện các giải pháp kỹ thuật như: tiêu hủy heo, sản phẩm heo bị bệnh, nghi bị bệnh; khoanh vùng ổ dịch; dừng vận chuyển heo và các sản phẩm từ heo; quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học, tái đàn khi hết dịch; chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh…

Ở phần kế hoạch hành động cụ thể, trong cả 2 tình huống (chưa phát hiện và phát hiện bệnh dịch tả heo châu Phi), Kế hoạch số 425/KH-UBND của UBND tỉnh quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; các sở: Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; các đơn vị: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum, Công an tỉnh. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh: Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động phòng-chống bệnh dịch tả heo châu Phi, là đầu mối chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng-chống dịch bệnh này. Đồng thời, trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó dịch như: xây dựng kế hoạch ứng phó của mỗi địa phương, chuẩn bị vật tư, hóa chất, nhân lực và các phương án cụ thể trong mỗi tình huống dịch, thực hiện điều tra ổ dịch, giám sát xử lý ổ dịch. Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý đàn heo mắc bệnh, tiêu độc khử trùng khi phát hiện vi rút gây bệnh, các biện pháp xử lý trang trại chăn nuôi heo, điểm thu gom, buôn bán, giết mổ có heo mắc bệnh; giết mổ và tiêu thụ thịt heo an toàn…

Hà Sự

Có thể bạn quan tâm

Quân đoàn 3: Vang mãi bản hùng ca

Quân đoàn 3: Vang mãi bản hùng ca

(GLO)- Trong 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đoàn 3 không chỉ đóng góp quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mà còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn đứng chân.