Vũ trụ kỳ vĩ qua những bức ảnh ấn tượng nhất năm 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cụm sao NGC 1898 tỏa sáng rực rỡ, siêu bão trên Sao Mộc hay mắt bão Florence là những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ được các phi thuyền và kính viễn vọng ghi lại trong năm 2018.

Hình ảnh cụm sao NGC 1898 chụp bởi hệ thống camera tiên tiến ACS từ kính viễn vọng Hubble hôm 16/11. NGC 1898 thuộc chòm sao Dorado, nằm cách Trái Đất 170.000 năm ánh sáng. Cụm sao này được phát hiện từ năm 1834 bởi nhà thiên văn học người Anh John Herschel. Ảnh: NASA.
Hình ảnh cụm sao NGC 1898 chụp bởi hệ thống camera tiên tiến ACS từ kính viễn vọng Hubble hôm 16/11. NGC 1898 thuộc chòm sao Dorado, nằm cách Trái Đất 170.000 năm ánh sáng. Cụm sao này được phát hiện từ năm 1834 bởi nhà thiên văn học người Anh John Herschel. Ảnh: NASA.
Quầng sáng màu vàng bao phủ vỏ ngoài Trái Đất được chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hôm 7/10. Đây là một phần của hiện tượng cực quang, xảy ra khi bức xạ từ Mặt Trời tương tác với bầu khí quyển của Trái Đất. Cực quang bao phủ vỏ Trái Đất dày từ 80 đến 640 km. Ảnh: NASA.
Quầng sáng màu vàng bao phủ vỏ ngoài Trái Đất được chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hôm 7/10. Đây là một phần của hiện tượng cực quang, xảy ra khi bức xạ từ Mặt Trời tương tác với bầu khí quyển của Trái Đất. Cực quang bao phủ vỏ Trái Đất dày từ 80 đến 640 km. Ảnh: NASA.
Một đụn cát trên Sao Hỏa được quan sát hôm 24/1 bởi tàu thăm dò Sao Hỏa (MRO). Tàu được phóng lên quỹ đạo Sao Hỏa từ năm 2005, có chức năng thu thập thông tin về bề mặt hành tinh này, tìm kiếm địa điểm hạ cánh cho các tàu vũ trụ tới Sao Hỏa và là trạm trung chuyển dữ liệu thu được về Trái Đất. Ảnh: NASA.
Một đụn cát trên Sao Hỏa được quan sát hôm 24/1 bởi tàu thăm dò Sao Hỏa (MRO). Tàu được phóng lên quỹ đạo Sao Hỏa từ năm 2005, có chức năng thu thập thông tin về bề mặt hành tinh này, tìm kiếm địa điểm hạ cánh cho các tàu vũ trụ tới Sao Hỏa và là trạm trung chuyển dữ liệu thu được về Trái Đất. Ảnh: NASA.
Cửa sông Betsiboka ở Madagascar quan sát từ ISS hôm 11/7. Hình ảnh cho thấy dòng nước đang làm xói mòn đất, thay đổi cảnh quan tự nhiên, hệ quả của nạn phá rừng và xâm nhập mặn. Ảnh: NASA.
Cửa sông Betsiboka ở Madagascar quan sát từ ISS hôm 11/7. Hình ảnh cho thấy dòng nước đang làm xói mòn đất, thay đổi cảnh quan tự nhiên, hệ quả của nạn phá rừng và xâm nhập mặn. Ảnh: NASA.
Hình ảnh chụp hôm 26/9 từ tàu MRO cho thấy Sao Hỏa vừa hứng chịu một vụ va chạm với tiểu hành tinh, tạo ra hố va chạm rộng khoảng 5 m và vệt cát kéo dài 1 km. Ảnh: NASA.
Hình ảnh chụp hôm 26/9 từ tàu MRO cho thấy Sao Hỏa vừa hứng chịu một vụ va chạm với tiểu hành tinh, tạo ra hố va chạm rộng khoảng 5 m và vệt cát kéo dài 1 km. Ảnh: NASA.
Bức xạ tia cực tím và gió sao di chuyển qua một khu vực bụi vũ trụ của tinh vân Lagoon, cách Trái Đất khoảng 4.000 năm ánh sáng. Hình ảnh chụp bởi kính viễn vọng Hubble hôm 26/9. Ảnh: NASA.
Bức xạ tia cực tím và gió sao di chuyển qua một khu vực bụi vũ trụ của tinh vân Lagoon, cách Trái Đất khoảng 4.000 năm ánh sáng. Hình ảnh chụp bởi kính viễn vọng Hubble hôm 26/9. Ảnh: NASA.
 Băng tan thành từng dòng trên thềm băng Lowell tại Công viên quốc gia Kluane, Canada. Màu xanh dương đậm là băng đã tan, xanh dương nhạt là băng chưa tan, xanh lá cây là thảm thực vật và nâu là đất đá. Hình ảnh được chụp từ ISS hôm 26/7. Năm 2018 chứng kiến băng tuyết tan ở mức độ chưa từng thấy tại các thềm băng, sông băng khắp Bắc bán cầu. Ảnh: NASA.
Băng tan thành từng dòng trên thềm băng Lowell tại Công viên quốc gia Kluane, Canada. Màu xanh dương đậm là băng đã tan, xanh dương nhạt là băng chưa tan, xanh lá cây là thảm thực vật và nâu là đất đá. Hình ảnh được chụp từ ISS hôm 26/7. Năm 2018 chứng kiến băng tuyết tan ở mức độ chưa từng thấy tại các thềm băng, sông băng khắp Bắc bán cầu. Ảnh: NASA.
Băng tan dần trên các cồn cát tại Sao Hỏa khi mùa hè đến. Một vài túi băng vẫn còn sót lại tại các khu vực nằm trong góc khuất của cồn cát. Hình ảnh được tàu MRO ghi lại hôm 26/9. Ảnh: NASA.
Băng tan dần trên các cồn cát tại Sao Hỏa khi mùa hè đến. Một vài túi băng vẫn còn sót lại tại các khu vực nằm trong góc khuất của cồn cát. Hình ảnh được tàu MRO ghi lại hôm 26/9. Ảnh: NASA.
Các vòng mây xoắn, bão và tố lốc được ghi lại tại bán cầu Bắc của Sao Mộc bởi một tàu vũ trụ của NASA. Các cơn bão trên Sao Mộc có sức mạnh lớn gấp nhiều lần so với các siêu bão hoành hành tại Trái Đất. Ảnh: NASA.
Các vòng mây xoắn, bão và tố lốc được ghi lại tại bán cầu Bắc của Sao Mộc bởi một tàu vũ trụ của NASA. Các cơn bão trên Sao Mộc có sức mạnh lớn gấp nhiều lần so với các siêu bão hoành hành tại Trái Đất. Ảnh: NASA.
 Kính viễn vọng Hubble hôm 26/9 thu được hình ảnh một luồng sáng xanh dương di chuyển qua thiên hà mang ký hiệu IC 4870. Các nhà khoa học cho rằng ánh sáng xuất hiện do có hiện tượng tương tác với sóng radio và bức xạ tia gamma. Ảnh: NASA.
Kính viễn vọng Hubble hôm 26/9 thu được hình ảnh một luồng sáng xanh dương di chuyển qua thiên hà mang ký hiệu IC 4870. Các nhà khoa học cho rằng ánh sáng xuất hiện do có hiện tượng tương tác với sóng radio và bức xạ tia gamma. Ảnh: NASA.
 Ảnh chụp bán cầu Nam của Sao Mộc từ một tàu vũ trụ của NASA khi con tàu lần thứ 13 bay vào quỹ đạo của hành tinh này. Ảnh: NASA.
Ảnh chụp bán cầu Nam của Sao Mộc từ một tàu vũ trụ của NASA khi con tàu lần thứ 13 bay vào quỹ đạo của hành tinh này. Ảnh: NASA.
 Hình ảnh xe tự hành Curiosity Mars đang làm nhiệm vụ khám phá bề mặt Sao Hỏa được ghép từ hàng chục tấm ảnh riêng lẻ hôm 23/1. Chiếc xe tự hành trị giá 2,5 tỷ USD, hạ cánh xuống
Hình ảnh xe tự hành Curiosity Mars đang làm nhiệm vụ khám phá bề mặt Sao Hỏa được ghép từ hàng chục tấm ảnh riêng lẻ hôm 23/1. Chiếc xe tự hành trị giá 2,5 tỷ USD, hạ cánh xuống "hành tinh đỏ" ngày 6/8/2012, đã trải qua 2244 ngày hoạt động liên tục, gửi về hàng nghìn bức ảnh chụp bề mặt Sao Hỏa. Ảnh: NASA.
Hình ảnh thiên hà NGC 1032 chụp từ kính viễn vọng Hubble hôm 26/9. NGC 1032 là một thiên hà dạng xoắn ốc, nằm cách Trái Đất khoảng 117 triệu năm ánh sáng. Ảnh: NASA.
Hình ảnh thiên hà NGC 1032 chụp từ kính viễn vọng Hubble hôm 26/9. NGC 1032 là một thiên hà dạng xoắn ốc, nằm cách Trái Đất khoảng 117 triệu năm ánh sáng. Ảnh: NASA.
 Ảnh chụp mắt bão Florence hôm 12/9 khi cơn bão đang hoành hành tại Bờ Đông nước Mỹ. Florence là cơn bão đầu tiên trên Đại Tây Dương đạt cấp siêu bão trong năm 2018 với sức gió lên đến 220 km/h. Bão khiến 55 người thiệt mạng, gây thiệt hại hơn 17 tỷ USD cho Mỹ, Canada và các quốc gia Caribe nơi cơn bão đi qua. Ảnh: Alexander Gerst.
Ảnh chụp mắt bão Florence hôm 12/9 khi cơn bão đang hoành hành tại Bờ Đông nước Mỹ. Florence là cơn bão đầu tiên trên Đại Tây Dương đạt cấp siêu bão trong năm 2018 với sức gió lên đến 220 km/h. Bão khiến 55 người thiệt mạng, gây thiệt hại hơn 17 tỷ USD cho Mỹ, Canada và các quốc gia Caribe nơi cơn bão đi qua. Ảnh: Alexander Gerst.



Duy Anh (zing)

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Ngay khi tiếp cận được bông sen thơm ngát, trái với suy nghĩ của mọi người rằng cá chép sẽ từ tốn thưởng hoa, con cá này mạnh mẽ nhao đến, cắn thẳng vào từng cánh hoa thơm ngát, cố gắng giật đứt, nuốt vào mồm.
Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Hơn 20 bức tranh với nội dung gắn với văn hóa lịch sử thôn Chử Xá (Gia Lâm, Hà Nội) được vẽ lên những bức tường đã tạo nên một diện mạo mới và hấp dẫn cho một làng quê Bắc Bộ. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến mới cho nhiều du khách trong và ngoài nước.