Nhiều tổ chức, doanh nghiệp chưa quan tâm đến an toàn thông tin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 24-11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo-Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2022 với chủ đề: “Chung tay bảo vệ người dân và doanh nghiệp chuyển đổi số an toàn”. Sự kiện do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức.
 


Theo đó, tại Hội thảo-Triển lãm quốc tế này, ông Nguyễn Thành Hưng-Chủ tịch Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) cho  biết, có đến 68% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin để đáp ứng yêu cầu hàng năm.

Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa báo cáo về tình hình An toàn thông tin Việt Nam năm 2022 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.
Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa báo cáo về tình hình An toàn thông tin Việt Nam năm 2022 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.


Cụ thể, VNISA đã tiến hành khảo sát 135 tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam về công tác đảm bảo an toàn thông tin. Theo đó, cứ 4 tổ chức, doanh nghiệp thì có 1 đơn vị đã từng bị gián đoạn hệ thống, dịch vụ bị tấn công mạng trong năm 2022; 76% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ nhân lực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu hiện tại; 87% tổ chức, doanh nghiệp lo ngại về yếu tố con người, 58% đơn vị lo ngại về điểm yếu tố công nghệ và 47% lo sợ về lỗ hổng quy trình; 68% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin để đáp ứng yêu cầu hàng năm.

Vì vậy, bảo đảm an toàn không gian mạng và an toàn cho các tổ chức, người dân trên không gian mạng là trách nhiệm của tất cả bộ, ngành, địa phương theo nguyên tắc là “thực sao-ảo vậy”-nghĩa là cơ quan quản lý lĩnh vực nào trong đời thực thì cũng có trách nhiệm quản lý nội dung đó trên không gian mạng.

"Vì vậy, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã lựa chọn chủ đề “Chung tay bảo vệ người dân và doanh nghiệp chuyển đổi số an toàn” cho hội thảo nhằm góp phần tìm ra những lời giải hiệu quả cho vấn đề này”-ông Nguyễn Thành Hưng cho biết.

Đồng thời, cũng tại Hội thảo-Triển lãm quốc tế này, ông Trần Đăng Khoa-Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin cho biết, trong 11 tháng năm 2022, Cục đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 11.213 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ các hệ thống thông tin đã phê duyệt hồ sơ bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ mới chỉ đạt 54,8%.

Vì thế, năm 2023 được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định là năm kỷ cương, tuân thủ quy định về an toàn thông tin. Theo đó, Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm hệ thống thông tin theo cấp độ.

 



HUỲNH LÊ (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Học bán hàng từ livestreamer

Học bán hàng từ livestreamer

(GLO)- Hiện nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất nông sản, đặc sản địa phương đang tích cực học hỏi kinh nghiệm từ những người bán hàng chuyên nghiệp phát trực tiếp trên các nền tảng online (livestreamer). Bởi lẽ, hình thức livestream mang lại doanh thu rất lớn cho các nhà sản xuất.

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ.
Người đứng đầu các sở, ban, ngành và địa phương phải chịu trách nhiệm nếu các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý không bảo đảm an toàn thông tin mạng, lộ lọt thông tin, dữ liệu cá nhân, bí mật nhà nước. Ảnh: Hà Duy

Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

(GLO)-Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long vừa ký ban hành công văn số 848/UBND-KGVX yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các hoạt động nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.