Trường THCS Đak Jơ Ta: Nỗ lực vượt khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong năm học 2016-2017, 85% học sinh đến trường thường xuyên là kết quả từ sự nỗ lực của các thầy-cô giáo Trường THCS Đak Jơ Ta (huyện Mang Yang) trong quá trình “trồng người” ở vùng đất còn nhiều khó khăn này.
 

  Để học sinh đến trường thường xuyên rất cần sự nỗ lực của tất cả tập thể giáo viên. Ảnh: P.L
Để học sinh đến trường thường xuyên rất cần sự nỗ lực của tất cả tập thể giáo viên. Ảnh: P.L

Thầy Nguyễn Văn Thuật-Hiệu trưởng Trường THCS Đak Jơ Ta cho biết: Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục thì duy trì sĩ số học sinh là nhiệm vụ được nhà trường quan tâm và nỗ lực thực hiện. Nếu như giáo viên các trường thuận lợi thường kể về thành tích học tập tốt của học sinh thì các giáo viên Trường THCS Đak Jơ Ta lại quan tâm nhiều đến việc duy trì sĩ số học sinh đến lớp. Năm học 2015-2016, tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh của trường chỉ đạt 44-58% thì năm học 2016-2017 đã tăng lên 80-85%”.

Trường THCS Đak Jơ Ta hiện có 161 học sinh đang theo học 4 khối lớp gồm: 2 lớp 6, 2 lớp 7, 1 lớp 8 và 2 lớp 9. Trong đó, hơn 80% học sinh là người dân tộc thiểu số. Nguyên nhân khiến học sinh không đi học thường xuyên là do trình độ nhận thức của các bậc phụ huynh còn hạn chế; hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em phải xin nghỉ học để phụ giúp bố mẹ; kết quả học tập không cao nên chán nản; những ngày trong làng có lễ hội hoặc đến mùa làm rẫy thì tỷ lệ nghỉ học càng đông. Tỷ lệ học sinh không đi học thường xuyên nhiều nhất là ở làng Đê Bơ Tưk. Làng nằm cách trung tâm xã hơn 3 km, điều kiện kinh tế của các hộ dân rất khó khăn. Hiện tổng số hộ nghèo của làng là 126/139 hộ (chiếm 90,65%), 8/139 hộ cận nghèo (chiếm 5,8%). Đời sống của các gia đình khó khăn, làng nằm cách trường khá xa, nhiều em học sinh không có phương tiện đi học là những nguyên nhân khiến các em nghỉ học.

Để vận động học sinh tới lớp, tất cả cán bộ, giáo viên trong trường đều được giao nhiệm vụ phụ trách học sinh của từng thôn, làng. Đều đặn mỗi sáng các ngày đi học, các thầy-cô giáo vào tận các làng để vận động các em đến trường đồng thời nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cô Triệu Thị Vân Kim-chủ nhiệm lớp 7A tâm sự: “Tôi công tác ở trường từ những ngày đầu thành lập. Công tác duy trì sĩ số học sinh chính là trở ngại lớn nhất của giáo viên bởi trước khi nghĩ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục phải đảm bảo được sĩ số học sinh. Chính vì vậy, mỗi giáo viên đều phải thật sự tận tâm, với tinh thần “vừa dạy vừa dỗ” mới “kéo” được các em tới trường thường xuyên”.

Để ổn định sĩ số học sinh, nhà trường cũng chủ động kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập, phương tiện đi lại nhằm chia sẻ những khó khăn của học sinh. Theo đó, hàng năm, trường đã vận động được hàng trăm suất quà trao cho các em như: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và Hội Khuyến học huyện Mang Yang hỗ trợ 20 chiếc xe đạp cho các em học sinh; chùa Minh Châu hỗ trợ quần áo và 200 quyển vở; Lữ đoàn pháo binh 40 hỗ trợ 75 phần quà; Trại giam Gia Trung hỗ trợ gạo cho bà con khó khăn…

Bên cạnh đó, nhà trường cũng tổ chức phân loại học sinh theo từng mức độ để có phương pháp dạy phù hợp, chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh khá, giỏi và phụ đạo cho học sinh yếu. Song song với hoạt động dạy học, trường còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa như: thi vẽ tranh, chơi trò chơi dân gian, giáo dục ngoài giờ lên lớp… để tạo thêm hứng thú cho các em mỗi khi đến trường. “Với những cách làm cụ thể, đến nay, tình trạng học sinh nghỉ học của trường dù vẫn còn diễn ra nhưng đã giảm nhiều so với những năm trước. Đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã cho các giáo viên đăng ký chỉ tiêu duy trì sĩ số học sinh, phấn đấu nâng tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh đạt 90-95%. Khi đã duy trì được tỷ lệ học sinh chuyên cần thì những năm tiếp theo, trường sẽ từng bước cải thiện về mặt chất lượng giáo dục”-thầy Nguyễn Văn Thuật cho biết thêm.

Chia sẻ về sự chủ động và nỗ lực của tập thể giáo viên Trường THCS Đak Jơ Ta, ông Nguyễn Văn Hải-Phó Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mang Yang cho biết: Nhờ sự nỗ lực của tập thể giáo viên nhà trường mà tỷ lệ học sinh chuyên cần của Trường THCS Đak Jơ Ta đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao tỷ lệ học sinh chuyên cần thì nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Với tỷ lệ học sinh nghỉ học nhiều, đặc biệt là ở làng Đê Bơ Tưk, vừa qua, UBND huyện Mang Yang đã có kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội làng Đê Bơ Tưk, giai đoạn 2017-2020. Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện sẽ vận động nguồn lực xã hội hóa xây dựng một số phòng bán trú cho các em học sinh ở xa, đồng thời, vận động hỗ trợ cặp sách, dụng cụ học tập, xe đạp cho các em học sinh khó khăn.

 Phan Lài

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

(GLO)- Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố cùng thời gian áp dụng dự kiến là năm học 2018-2019 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Đa số ý kiến cho rằng, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên hiện nay chưa thể đáp ứng được những đổi mới mà bản dự thảo này đưa ra.
Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

(GLO)- Hội thi “Bé thông minh, nhanh trí“ do Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mang Yang lần đầu tiên tổ chức đã tạo ấn tượng mạnh với tất cả những ai có mặt bởi sự nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin của các bé 5 tuổi đến từ 13 trường Mầm non trên địa bàn huyện.
Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Chư Prông là huyện có trên 47% là học sinh dân tộc thiểu số. Trước đây, nhiều phụ huynh thường có thói quen đưa con em mình lên rẫy để tiện sinh hoạt nên ảnh hưởng rất lớn việc học tập của các em. Do đó, để duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Prông đã có sự nỗ lực rất lớn.
Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi trắc nghiệm sẽ sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, do vậy thí sinh tùy vào học lực của mình để đọc đề đến đâu làm chắc chắn đến đó mà không cần phải đọc hết đề để chọn câu hỏi dễ như trước đây.
Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ được Trường Tiểu học Cao Bá Quát (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) chú trọng thực hiện trong những năm gần đây. Với việc triển khai nhiều giải pháp thiết thực, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em được tăng cường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Chiếc máy gieo hạt “4 trong 1“ được một học sinh lớp 11 ở huyện miền núi cao Bắc Trà My (Quảng Nam) chế tạo thành công đã đỡ đần rất nhiều cho những nông dân nghèo, khi họ không phải khom lưng gieo từng hạt…
Mang tri thức về với vùng xa

Mang tri thức về với vùng xa

(GLO)- Thư viện tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Thư viện thị xã An Khê tổ chức những chuyến “xe ô tô thư viện lưu động“ đến với một số điểm trường vùng xa trên địa bàn thị xã. Không chỉ nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sách, hoạt đồng này còn giúp học sinh nơi đây có cơ hội tiếp cận với máy tính và nhiều loại sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

(GLO)- Thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tiếp thông tin các vụ xâm hại tình dục trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Để giải tỏa áp lực này, mới đây Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã tổ chức buổi giáo dục chuyên đề “Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục“ tại Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (thị xã Ayun Pa, Gia Lai).
Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh bậc Tiểu học, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp như xây dựng văn hóa đọc, tăng cường kỹ năng chính tả, nghe và viết…, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện cả về “đức-trí-thể-mỹ“.