Thị xã An Khê chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 3-4-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) và Thông tri số 09-TT/TU ngày 3-7-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn thị xã An Khê đã đạt được những kết quả tích cực.

Đến nay, Hội Khuyến học thị xã có Ban Chấp hành Hội với 37 ủy viên, trong đó Ban Thường vụ có 9 người, Chủ tịch Hội là Phó Chủ tịch UBND thị xã phụ trách văn xã. Toàn thị xã có 52 tổ chức cơ sở hội, với 9.712 hội viên. Đội ngũ cán bộ gồm 228 cán bộ cơ sở và 252 cán bộ chi hội. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ phụ trách công tác khuyến học từ thị xã đến cơ sở đều tự nguyện, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp khuyến học, khuyến tài của địa phương, có trình độ, năng lực thực tiễn nên đã thực hiện tốt việc khuyến học, khuyến tài trên địa bàn thị xã.

 

Công tác khuyến học, khuyến tài được thị xã An Khê hết sức quan tâm. Ảnh: K.N.B
Công tác khuyến học, khuyến tài được thị xã An Khê hết sức quan tâm. Ảnh: K.N.B

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thị xã thường xuyên được củng cố cả về tổ chức cán bộ và cơ sở vật chất. Hiện nay, Trung tâm có 12 cán bộ, viên chức, trong đó 2 cán bộ quản lý, 7 giáo viên, 3 nhân viên. Đến năm 2016, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thị xã được đổi tên thành Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp và Thường xuyên với chức năng đào tạo nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên; đồng thời liên kết với một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong nước mở nhiều lớp đại học từ xa, trung cấp nghề, ngoại ngữ... đáp ứng yêu cầu đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn. Trong 10 năm qua, Trung tâm đã mở 108 lớp đào tạo nghề, hướng nghiệp, thường xuyên với 8.832 lượt người theo học được cấp bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ.

Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường được thường xuyên củng cố. Đến nay, 11/11 xã, phường có trung tâm học tập cộng đồng, mỗi trung tâm có bộ khung cán bộ gồm 5 người, trong đó Giám đốc trung tâm là Phó Chủ tịch UBND xã, phường; Phó Giám đốc là Hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn; giảng viên được mời từ các cơ quan, ban, ngành của thị xã có liên quan, chủ yếu đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, tin học và một số lĩnh vực khác. Hàng năm, mỗi trung tâm học tập cộng đồng mở từ 3 đến 5 lớp với khoảng 150 học viên.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đã chuẩn hóa 100%, trong đó trên chuẩn THPT 8,62%; Tiểu học, THCS, Mẫu giáo 74%. Hiện nay, tổng số cán bộ, giáo viên toàn thị xã là 1.010 người, trong đó THPT 232 giáo viên, THCS 329 giáo viên, Tiểu học 340 giáo viên, Mầm non 109 giáo viên. Việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy học được quan tâm đúng mức. Đến nay, 33/33 trường học được kiên cố hóa. Toàn thị xã có 508 lớp, với 17.014 học sinh hệ công lập các cấp, ngoài ra còn có 7 nhóm trẻ và mầm non tư thục góp phần đảm bảo công tác xã hội hóa giáo dục đáp ứng yêu cầu của nhân dân.

Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học; thôn, làng, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị khuyến học; mô hình học tập suốt đời được chú trọng đúng mức. Việc xây dựng và sử dụng Quỹ khuyến học, khuyến tài tại các địa phương, cơ sở; công tác huy động các nguồn lực từ tổ chức, cá nhân để hỗ trợ các tài năng trẻ, học sinh nghèo vượt khó, học giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, chú trọng. Trong 10 năm qua, Hội Khuyến học thị xã đã vận động xây dựng Quỹ Khuyến học, khuyến tài được hơn 179 triệu đồng, 540 suất quà (từ 100 ngàn đồng đến 250 ngàn đồng), 60 suất học bổng Mai vàng (mỗi suất 300 ngàn đồng), 3 suất học bổng Techcombank (mỗi suất 1 triệu đồng và 1 chiếc cặp), 1 suất học bổng của Hội Khuyến học tỉnh (500 ngàn đồng) và 40 chiếc xe đạp. Hội Khuyến học thị xã đã phối hợp với các trường học và các nhà tài trợ thưởng cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi 178 triệu đồng, cấp học bổng 64 suất, 40 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số,...

Có thể nói, nhờ sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở thị xã An Khê những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đó là nguồn động viên, cổ vũ lớn cho những người tâm huyết với công tác khuyến học, khuyến tài.

Đỗ Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

(GLO)- Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố cùng thời gian áp dụng dự kiến là năm học 2018-2019 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Đa số ý kiến cho rằng, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên hiện nay chưa thể đáp ứng được những đổi mới mà bản dự thảo này đưa ra.
Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

(GLO)- Hội thi “Bé thông minh, nhanh trí“ do Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mang Yang lần đầu tiên tổ chức đã tạo ấn tượng mạnh với tất cả những ai có mặt bởi sự nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin của các bé 5 tuổi đến từ 13 trường Mầm non trên địa bàn huyện.
Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Chư Prông là huyện có trên 47% là học sinh dân tộc thiểu số. Trước đây, nhiều phụ huynh thường có thói quen đưa con em mình lên rẫy để tiện sinh hoạt nên ảnh hưởng rất lớn việc học tập của các em. Do đó, để duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Prông đã có sự nỗ lực rất lớn.
Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi trắc nghiệm sẽ sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, do vậy thí sinh tùy vào học lực của mình để đọc đề đến đâu làm chắc chắn đến đó mà không cần phải đọc hết đề để chọn câu hỏi dễ như trước đây.
Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ được Trường Tiểu học Cao Bá Quát (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) chú trọng thực hiện trong những năm gần đây. Với việc triển khai nhiều giải pháp thiết thực, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em được tăng cường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Chiếc máy gieo hạt “4 trong 1“ được một học sinh lớp 11 ở huyện miền núi cao Bắc Trà My (Quảng Nam) chế tạo thành công đã đỡ đần rất nhiều cho những nông dân nghèo, khi họ không phải khom lưng gieo từng hạt…
Mang tri thức về với vùng xa

Mang tri thức về với vùng xa

(GLO)- Thư viện tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Thư viện thị xã An Khê tổ chức những chuyến “xe ô tô thư viện lưu động“ đến với một số điểm trường vùng xa trên địa bàn thị xã. Không chỉ nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sách, hoạt đồng này còn giúp học sinh nơi đây có cơ hội tiếp cận với máy tính và nhiều loại sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

(GLO)- Thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tiếp thông tin các vụ xâm hại tình dục trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Để giải tỏa áp lực này, mới đây Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã tổ chức buổi giáo dục chuyên đề “Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục“ tại Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (thị xã Ayun Pa, Gia Lai).
Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh bậc Tiểu học, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp như xây dựng văn hóa đọc, tăng cường kỹ năng chính tả, nghe và viết…, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện cả về “đức-trí-thể-mỹ“.